Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO

Người đăng: Oanh Nguyễn | Ngày đăng : 25-08-2021 06:45 Xem Quy Định Đăng Bài - Bài viết sắp bị xoá

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOers mới tập tành SEO. Góc chia sẽ SEO marketing dành cho Newbie SEOer.

Mùa dịch này mình không biết làm gì nên chia sẽ một vài tư duy kiến thức của công việc và cái mà mình đang làm trong mùa dịch cho đời nó zui lên một chút. Mau mau hốt dịch covid đi cho anh em còn dễ làm ăn nữa.

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO - SEO là làm gì

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO – SEO là làm gì

🔥 Mình thì cũng ít khi chia sẽ lên mạng xã hội về kiến thức. Và đây cũng là lần đầu tiên mình chia sẻ.

🔥 Bài chia sẻ này dành cho những bạn nào làm cơ bản (Vì dân pro cũng nhiều lắm họ biết hết rồi 😄😄😄) về SEO Marketing hoặc những bạn làm những công việc có liên quan đến lượng traffic của website, những bạn mới muốn lập ra website làm chơi chơi, hay kinh doanh gì đó.

🔥 Những kiến thức này mình cũng học được từ những nơi mình đã đi qua và các bạn bè của mình trong quá trình làm việc để ra được kết quả này.

🔥 Cũng cảm ơn với nhứng người mình học tập được nhé.

🔥 Và đây cũng là một số quan điểm của mình thôi nha.

🔥 Lúc mới nghỉ dịch mình có tạo ra domain mới để xậy dựng nó từ con số 0. Và đến giờ được 25 ngày rồi nha. Nhìn hình là thấy được kết quả mình làm được.

Kiến thức về SEO cho các bạn mới tanh tập tành SEO

Kiến thức về SEO cho các bạn mới tanh tập tành SEO

❣️Xem thêm: Trung tâm đào tạo SEO tphcm

Nếu bạn nào làm SEO thì cũng biết là việc muốn website xuất hiện trên google tìm kiếm và hoạt tốt là điều rất khó khăn, nói chi là việc rank top google.

Vì website mới dính “sandbox”(kiềm hãm website bạn xuất hiện trên tìm kiếm google) mất tiêu.

Nên cái việc muốn website xuất hiện trên trên google và phát triển tốt phải mất nhiều thời gian(3-5 tháng là chuyện bình thường).

Website của mình setup, chỉnh sửa các kiểu trong vòng 1 tuần và mình mở web ra lúc 0h00′ ngày 20/7/2021 – hiện tại nha. Chi phí đầu tư cho cái web mình bỏ ra 3 – 5 triệu.

Và sau đây là những yếu tố giúp mình thoát khỏi “sandbox” trong vòng 2 tuần và sắp tới là sự tăng trưởng của website nhé.

1.Technical:

cái này mình cũng chẳng hiểu nhưng mới lên mạng tìm hiểu, có thể chia sẽ với mọi người sơ lược qua định nghĩa như sau:

Technical là gì?

Technical SEO” không chỉ crawl và index. Đây là kỹ thuật SEO giúp tối ưu hóa website cho giai đoạn thu thập thông tin, lập các chỉ mục. Nó giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, giải thích, lập chỉ mục của website mà không gặp khó khăn nào.

Những vấn đề đáng quan tâm nhật trong kỹ thuật Technical Seo:

Dưới đây là những vấn đề quan trọng, cần chú ý nhất khi ứng dụng kỹ thuật Technical SEO. Cùng tham khảo để bổ sung kiến thức cho mình nhé. Còn nếu thiếu điều gì quan trọng thì pm để bổ sung giúp mình với. Bổ trợ cho nhau tốt cho mọi người mà. hihi.

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO - Technical SEO là gì

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO – Technical SEO là gì

Tốc độ load trang:

Google đánh giá thứ hạng website thông qua nhiều yếu tố trong đó có tốc độ tải. Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật SEO.Con bọ tìm kiếm thông tin có giới hạn về thời gian(mình mệt thì con bọ cũng mệt vậy). Vì vậy, nếu thời gian tải web càng ngắn thì kết quả số lượng trang được index, sắp xếp danh mục càng nhiều hơn.

Tăng tốc độ thời gian load trang

Tăng tốc độ thời gian load trang

Vào một trang web mà load chậm quá mình còn không thích nói chi Google. Nhưng nếu content trang web đó hay thì google vẫn chờ thu thập dữ liệu để xếp hạng nha. Nhưng mà nếu web load chậm thì bạn cũng nên tìm hiểu và tối ưu cho web chạy nhanh hơn nha. Giúp gia tăng traffic, và tăng thứ hạng trên bộ máy tìm kiếm.

Browsers cache:

Bộ nhớ cache của trình duyệt sẽ tự động lưu trữ dữ liệu từ khi bạn truy cập website lần đầu tiên. Khi bạn quay lại website đó, nó có thể chạy nhanh hơn nếu được cài đặt đúng cách. Do vậy bạn nên cải thiện tốc độ load trang để chào đón lượt khách quay lại website của mình nhé.

Cái này bạn có thể lên mạng tìm hiểu code nha. Tại mình dân không chuyên code nên không rành cái dụ này lắm.

Tối ưu hóa hình ảnh trên trang:

Bạn hãy điều chỉnh ảnh về kích thước, dung lượng phù hợp với quy chuẩn. Đôi khi bạn cũng cần đưa ra giới hạn kích thước tối thiểu cần thiết. Điều này tác động rất nhiều tới tốc độ load trang, trải nghiệm của người dùng trên website của bạn.

Tải và cài đặt Photoscape để chỉnh hình với kích thước phù hợp với site của bạn nhanh nhất.

photoscape chỉnh sửa kích thước ảnh

Photoscape chỉnh sửa kích thước ảnh

Hạn chế việc redirected Link:

Redirected links nhiều ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian tải trang và thu thập dữ liệu. Càng nhiều Redirect trên một trang thì người dùng càng phải chờ lâu khi load trang. Khi đó, thay vì chờ đợi người dùng sẽ out khỏi trang của bạn vô cùng nhanh chóng đấy.

Sử dụng xml sitemap:

Có phải bạn luôn hỏi: Hiện nay việc ưu tiên lập index trên thiết bị di động và AMP, Google có còn cần XML sitemap để tìm URL website không?

Trên thực tế, một đại diện của Google gần đây đã tuyên bố XML sitemap là “nguồn quan trọng thứ hai” để tìm kiếm URL.

Khắc phục tình trạng nội dung copy: (nội dung trùng lặp)

Nội dung trùng lặp có thể gây hiểu nhầm cho người dùng và cả thuật toán tìm kiếm của bộ máy. Nó sử dụng thể thao túng thứ hạng trên bộ máy tìm kiếm hoặc giành được nhiều lưu lượng truy cập.

Do đó, google bot không mấy hào hứng với chúng. Vì vậy google hay bing khuyên các quản trị viên web khắc phục mọi vấn đề trùng lặp nội dung mà họ tìm thấy.

Đăng ký trang web với google search console và Bing Webmasters Tool:

Hai công cụ Google Search Console và Bing Webmaster Tools là các công cụ miễn phí của Google và Microsoft tương ứng, cho phép bạn gửi trang web của mình đến các công cụ tìm kiếm để lập chỉ mục.

Khi sẵn sàng khởi chạy trang web của mình, bạn nên gửi xml sitemap của nó cho cả  google và Bing Webmaster Tools, để các công cụ này có thể thu thập dữ liệu trang web mới và bắt đầu hiển thị từ trang web đó trong kết quả tìm kiếm.

2. Cấu trúc website (Cấu trúc Silo)

Cấu trúc Silo là gì?

Silo là dạng cấu trúc website chuyên sâu chia nội dung website thành các thư mục (category) riêng biệt. Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên topic và subtopic. Trong đó nội dung nào liên qua sẽ được xếp chung nhóm với nhau.

Cấu trúc silo

Cấu trúc silo

Một silo có càng nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của website trong mắt google. Nếu trang web của bạn chứa tất cả các truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì quá tốt rồi.

Đó cũng là nguyên lý vận hành của kiến trúc silo.

Các silo sẽ chỉ rõ nội dung chính của website bạn. Phân nhỏ nội dung chính thành category nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ trả lời mọi thắc mắc của đọc giả.

Ví dụ “chiến lược content” có thể chia nhỏ xuống thành “editorial calendar”- Lịch edit content. “Editorial calendar” có thể là chủ đề cuối cùng của chuỗi mô hình Silo này và thay vì tạo thêm Subtopic nữa thì bạn có thể phát triển từ khóa để viết những trang về:

  • Làm thế nào để tạo Editorial Calendar?
  • Mẫu ví dụ về Editorial Calendar?
  • Ý tưởng phát triển cho Editorial Calendar?
  • Phần mềm theo dõi lịch Edit Content
  • Plugin tiện lợi hỗ trợ Editorial Calendar

Làm vậy không chỉ khớp với tìm kiếm của người dùng mà còn khiến thông tin trên trang Editorial Calendar có giá trị hơn. Nhanh chóng tăng thứ hạng cho trang Editorial Calendar.

Vì theo tôi nếu ai đó tìm kiếm chủ đề làm thế nào để tạo Editorial Calendar thì họ cũng muốn biết về ví dụ, mẫu hay phần mềm và plugin liên quan.

Cấu trúc silo và cấu trúc phẳng:

Khác với Silo, cấu trúc phẳng xếp tất cả bài viết ngang bằng nha. Cùng lắm là được nhóm lại Category đơn giản hay tệ hơn là nhóm theo ngày. Cấu trúc này thường được dùng cho blog.

Cấu trúc phẳng và cấu trúc Silo

Cấu trúc phẳng và cấu trúc Silo

Nhiều SEOers muốn chọn cấu trúc này áp dụng cho website. Còn mình thích cấu trúc Silo sâu tầng hơn. Đơn giản vì tôi muốn website của mình có hệ thông bài bản, việc đó dễ dàng phân nhóm content và không điều hướng lộn xộn.

Cấu trúc Silo gồm 2 loại: 

Về cơ bản, chúng ta có 2 cấu trúc Silo mà bạn có thể triển khai cho website của mình đó là Physical Silo và Virtuals Silo.

Physical Silo (Silo vật lý) là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập các thư mục URL như một tủ phân loại tài liệu để sắp xếp các trang có liên quan với nhau.

Sử dụng cấu trúc “tên domain/silopage/sub-silopage”.

Địa chỉ URL có thể cho người dùng lẫn Google bot biết trang đó viết về chủ đề gì.

Ví dụ cụ thể:

https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

  • Homepage: https://www.thegioididong.com
  • Silo page: https://www.thegioididong.com/dtdd/
  • Sub-silopage: https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-x-256gb

Ngoài sub-silopage ở trên, bạn có thể tham khảo các sub-Silopage (các dòng điện thoại) khác trên website của thegioididong.com. Các trang web thương mại thường sử dụng cấu trúc Silo vật lý này.

Mỗi chủ đề sẽ có một nhóm các trang được lưu trong cùng một thư mục về một category cụ thể (ví dụ như: laptop, điện thoại di động, phụ kiện, tablet, …). Và trong category đó có những thư mục phụ là những subcategory khác nhau (vd: samsung, iphone, oppo, …).

Mỗi file đều nằm trong category riêng, và không có file nào xếp vào cùng lúc 2 category. Để xây dựng cấu trúc Silo vật lý, bạn phải tạo cấu trúc thư mục song song với nhiều chủ đề bao phủ toàn bộ website.

Virtuals Silo (Silo ảo) là hình thức sử dụng cấu trúc Internal Link của website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách rời những bài không liên quan ra, tăng sức mạnh cho những Landing Page chính của từng Silo.

Cấu trúc silo ảo là gì

Cấu trúc silo ảo là gì

🍀Xem thêm: Kiến thức Digital Marketing

Chú ý:

❣️Cả 2 cấu trúc silo này dều có những yếu tốt riêng biệt nhau. Mình nghĩ nên chọn cả 2 để xây dựng cấu trúc website bạn tốt nhất nhé.

❣️Phần này thì sự phân chia, tư duy logic lên dàn ý sườn về nội dung cực kỳ quan trọng. Bạn phải định hướng được bạn đi hướng nào mà bạn mong muốn và tạo ra cấu trúc cho hợp lý.

❣️Sắp xếp chủ đề một cách hợp lý, nhất là sắp xếp chuyên mục trên thanh menu hợp lý theo định hướng của mình nhé.

❣️ Vì con Google bot á nó quét mà cấu trúc website của bạn sắp xếp hợp lý, dễ hiểu, dễ tìm đường dẫn lối cho bot nhanh chóng tìm đến URL quan trọng mà bạn muốn thì lúc đó google bot nó sẽ dễ dàng hiểu website của bạn và nhanh chóng cho các URL xuất hiện trên bộ máy tìm kiếm khi search.

Ví dụ thực tế cho dễ hiểu dễ hình dung nhé.

Giống như cái phòng của bạn nó rất lộn xộn và một mớ đồ dùng chả đâu vào đâu thì bạn muốn tìm được món đồ mà bạn cần thì bạn biết sao rồi đấy, hơi rối não một chút rồi ha. 1 món thì không sao, chứ 10 món, 20 món đồ xem, tìm muốn đuối luôn ý chứ. Chắc chắn bạn sẽ tìm được thôi, nhưng thời gian có cho phép bạn? Có thể bạn sẽ bỏ cuộc vào sắp xếp lại phòng gọn gàng cho dễ nhìn, dễ tìm đồ cho mau. Google bot cũng giống vậy thôi.

🍀Xem thêm bài viết google bot sau: Hoạt động thu thập dữ liệu của bot google

3. Phân tích Keyword:

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO trong đó có nội dung phân tích keyword. Đây là bước gọi là quan trọng nhất trong chiếc dịch làm SEO. Nếu chọn keyword tốt, thì sẽ làm lên top nhanh chóng, và dễ tiếp cận với khách hàng tiềm năng khi họ search chủ đề họ cần. Mình thì sử dụng google tìm từ khóa liên quan + keywordtool.io để lựa chọn từ khóa. 

👉 Xem thêm phân tích từ khóa: lập kế hoạch phân tích từ khóa hiệu quả

Cách phân tích từ khóa

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO – Cách phân tích từ khóa

♥️ Việc nghiên cứu keyword này phải dựa theo định hướng phát triển theo mục đích của bạn.
♥️ Nhưng mình khuyên bạn nên nghiên cứu và phát triển các keyword có lượng volume từ 200 trở xuống về những thông tin hữu ích cho người dùng trước nhé! Rồi sau đó tính tiếp.
♥️ Vì các keyword này rất dễ ranktop.
♥️ Các website mới rất cần có những lượt click từ kết quả tìm kiếm tự nhiên.
♥️ Vì thế, điều này cũng sẽ giúp cho website của bạn tăng điểm thoát khỏi “sanbox” nhanh chóng hơn.
♥️ Website mình thì sau khi index được 1 vài URL thì các key mình viết đơn giản cũng nằm trong top 10, thậm chí top 5, nhờ vào sự tối ưu chuẩn seo tốt. Và sau đó các bài tiếp theo mình viết cũng được index nhanh hơn, thậm trí mình k cần phải submit.

4. Bài viết:

Viết content là gì Content có cần chất lượng không

Viết content là gì Content có cần chất lượng không

💥 Nếu trang mới toanh để xuất bản thì bạn phải có 5 – 10 bài viết đăng lên trước nha.
💥 Bạn nên nghiên cứu và làm outline theo bộ keyword chuẩn lên nha.
💥 Và “ra lò” những content thật sự chất lượng, nhất thiết phải check “unique” các kiểu.
💥 Mình thì thấy mọi người đạo nội dung và chém gió là nhiều, 1 copy writter chân chính (mình cũng vậy nhé) không nói riêng ai. hihi.
💥 Nhưng ở đây bạn cần làm  việc đó một cách chuẩn và tốt nhất để tạo một bài viết thực sự có giá trị.

5. Backlink: 

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO - Backlink

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO – Backlink

Hiện nay có rất nhiều loại backlink chất lượng. Nếu bạn có tiền nên mua link báo chí, chạy ads trước để tăng lượng traffic vào website của bạn. Mình cũng thích lượng traffic nhiều chút.

Nếu mà không có tiền thì chạy backlink ở các trang blog, web 2.0, profile, MXH…

👉 Mình có bài viết backlink có thể xem nha: nghiên cứu cách đi backlink không sợ google sờ gáy

Kiến thức cơ bản dành cho các SEOer mới tập tành SEO. Hy vọng sẽ giúp ích được cho newbie.

Hôm nay mình chia sẽ tới đây nha. Bữa sau mình sẽ chia sẽ kinh nghiệm tiếp theo để cho bạn đọc dễ dàng tham khảo.

Tác giả: Vinh Lp

5/5 (1 Review)

Tiếp cận 100 triệu khách hàng tiềm năng trên hệ sinh thái Faceseo

Bạn đã sẵn sàng bắt đầu với Faceseo?