【Seo Onpage】như nào để nhiều key traffic 100k search lên Top nhanh
【Seo Onpage】như nào để nhiều key traffic 100k search lên Top nhanh? Vậy để làm sao để SEO onpage mà khiến nhiều key lên top với traffic khủng 100K đây? Mơ ước của nhiều chủ website và làm SEO Onpage mà 1 phát lên mây thì tuyệt vời hơn nữa. SEO onpage là yếu tố sống còn của một quá trình làm SEO web. Vì vậy ai ai cũng phải nắm rõ kiến thức SEO cơ bản đến nâng cao để biết cách làm bạn nhé.
Trước tiên tìm hiểu xem SEO Onpage là gì? Các khái niềm về SEO Onpage là gì? Cách SEO Onpage tốt nhất cho website? Công cụ hỗ trợ check SEO Onpage là gì? Yếu tố SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là gì?
Là kỹ thuật SEO audit tối ưu lại tất cả những gì có trong web bạn đang SEO (Tóm lại là tối ưu hóa cấu trúc và nội dung trang web).
SEO Onpage là một kỹ thuật trong SEO, đây là tổng hợp các công việc mà bạn phải làm để bộ máy google hiểu rõ website của bạn hơn, kèm theo đó là tăng trải nghiệm cho người dùng.
Tất cả công việc sẽ được tiến hành tối ưu ngay trong website của bạn. Vậy nên mới gọi là On-page.
Các câu hỏi về SEO Onpage mà SEO đang quan tâm nhất năm 2021
Cách SEO Onpage là gì?
Nắm vững những kiến thức rộng, vì nó gồm nhiều khía cạnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước thông qua từng yếu tố content và kỹ thuật quan trọng nhất trên trang. Tức là bạn phải làm 2 công việc đồng thời:
💥Tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng (User Experience).
💥Tối ưu hóa sự thân thiện với bộ máy tìm kiếm.
Mọi thứ tối ưu trên trang tốt thì quá trình làm SEO cũng dễ lên Top hơn giảm bớt thời gian viết nội dung, đi backlink.
Tại sao bạn nên làm SEO Onpage?
Bởi vì SEO Onpage là một phần không thể thiếu của SEO có thể giúp bạn có được thứ hạng cao hơn, tiếp cận đối tượng khách hàng lớn hơn, và tăng lưu lượng truy cập tự nhiên.
Không giống như SEO Offpage, SEO Onpage hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của bạn.
Thời điểm thích hợp để làm SEO onpage là khi nào?
Làm SEO mà seo vài mà không thấy lên top chắc chắn phần onpage của bạn có vấn đề hay bài viết bị sao rồi. Nên google không xếp hạng website của bạn vào top. Vì thế bắt buộc mình phải bắt tay vào việc làm SEO Onpage. Onpage trên web nên sử dụng yoast SEO để kiểm tra kết quả có 10 dấu chấm xanh cho trang bạn cần SEO không nhé. Và ngay khi bạn lên top 1 thì bạn vẫn phải thực hiện việc SEO onpage này nhé. Vì làm SEO google diễn ra hàng ngày mà. Mình mà không làm tốt, đối thủ bên dưới nó vượt qua mình thì đáng tiếc. Nên khi nào cũng phải đề phòng các đối thủ cạnh tranh của mình hết.
Tìm hiểu thêm digital Marketing sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bạn.
Ai là người làm SEO onpage tốt nhất?
Đã làm SEO thì nhất thiết bạn phải biết về SEO onpage nha. Nếu bạn là chủ web mà không rành code web thì bạn sẽ bị tụt lại phía sau người ta rồi. Hoặc bạn biết một chút thôi bạn có thể thuê người làm thì bạn cũng phải am hiểu mới có thể chỉ mấy anh dịch vụ SEO làm được chứ.
Vì vậy nếu bạn làm chủ website thì bạn phải biết SEO onpage để bạn không làm được thì thuê, mà thuê thì bạn phải biết chút đỉnh chứ để người ta nắm hết là không ổn đâu nha. Không biết thì học hỏi thêm ở youtube, hay tốt hơn thì đăng ký lớp học SEO mà chuyên code đó. Mấy ông thầy chuyên code rất rành sẽ chỉ mình phần onpage này tốt hơn.
Nói tóm lại. Theo mình tốt nhất là chủ web phải là người onpage web sẽ tốt hơn so với giao cho các dịch vụ SEO, writter, marketer…Nhưng chủ không rành thì giao khoáng cho tay làm SEO nó làm tất tần tật thôi. hihi.
Lối SEO Onpage hiện đại không bao giờ lỗi thời là gì?
Theo cách suy nghĩ của mình SEO không khó đâu, nhưng để lên top 1,2 thì phải nói là không hề dễ dàng gì. Đập tan suy nghĩ đi backlink nhiều sẽ lên top google càng nhanh. Đây là suy nghĩ lỗi thời rồi bạn nhé.
Trong quá trình làm SEO mình thấy có tư duy SEO mà không cần backlink mà vẫn lên top mà cứng top nữa đấy, bạn có tin không? Đang đẩy nhanh tiến độ cho dự án “Hải Giang Merry Land”, trong quá trình check link đối thủ với ahref mình thấy web batdongsanhungthinh.com.vn với 3 backlink vẫn lên top 2,3 được là vì sao? Trong đó các thằng khác cả ngàn backlink nhưng không lại nó là tại sao?
Đúng là có quá nhiều kỹ thuật làm SEO hiện đại quá nhỉ? Làm gì mà vài backlink lên top ầm ầm là khỏe đỡ tốn thời gian, nhàn hạ.
Nếu bạn làm seo onpage tốt + viết bài cập nhật bài viết chất lượng và trải nghiệm thực tiễn có ích cho người dùng thì google sẽ cho trang web chính cần SEO của bạn lên top thôi. Nhưng kỹ thuật thì mình sẽ chia sẽ sau nhé.
Trang chủ của chúng tôi: https://blog.faceseo.vn/
SEO onpage và SEO offpage là gì?
- SEO onpage: kỹ thuật SEO chỉnh sửa, tối ưu trên website.
- SEO Offpage: đi link chất lượng để đẩy từ khóa lên top.
Cả 2 công việc SEO onpage và SEO Offpage đều có vai trò nhất định trong việc cải thiện xếp hạng của trang web. Mặt dù một website làm SEO tốt.
Bạn có thể đang quan tâm đến vấn đề đi backlink. Mình mới cho ra lò bài viết “Đi bao nhiêu backlink?”. Bạn có thể ghé đọc tham khảo nha.
Công cụ hỗ trợ phần Seo Onpage tốt nhất hiện nay
Tại sao cần check SEO Onpage bằng công cụ?
Sử dụng công cụ phân tích SEO Onpage Audit sẽ giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa trang web và cải thiện thứ hạng hiệu quả hơn. Vì vậy công cụ tối ưu SEO onpage là điều không thể thiếu trong chiến dịch làm SEO. Để SEO Onpage thuận lợi và dễ dàng hơn Chúng tôi sẽ gửi đến bạn các bộ công cụ phân tích onpage co ban nhất, miễn phí và trả trả phí tốt nhất hiện nay ở bên dưới.
Check SEO Onpage là hoạt động kiểm tra tính chuẩn SEO trên website. Nói cách khác, check SEO Onpage bằng công cụ là phương pháp đánh giá mức độ tối ưu của website cũng như đánh giá hiệu quả của các chiến thuật SEO Onpage. SEO Onpage trong tầm tay nếu có công cụ sẵn sàng.
Các công cụ hỗ trợ SEO Onpage
Để tiến hành tối ưu onpage cho website tốt nhất thì cần phải có công cụ để kiểm tra onpage. Mình sẽ liệt kê 5 công cụ cần chuẩn bị khi tiến hành check onpage bao gồm:
⭐SEOQUAKE: Seoquake là một công cụ free giúp hỗ trợ kiểm tra đưa ra các chẩn đoán về onpage audit website. Nó giúp đánh giá PageRank, số lượng Index site của bạn với Google, Age Domain, Phân tích backlink, external link, internal link, mật độ từ khoá,….
⭐Yoast SEO: Yoast SEO là một plugin có sẵn hỗ trợ ở website code WordPress giúp tối ưu công việc SEO cho website :Tối ưu hóa từ khóa, từ liên quan, đồng nghĩa, Kiểm tra thông tin của sitemap, file robots.txt, .htaccess, liên kết,external link, internal link, mật độ từ khoá, load trang
⭐Screaming Frog: Screaming Frog là một ứng dụng có thể cài đặt trên máy tính chạy hệ điều hành Windows, Linux, MAC OS. Giúp kiểm tra cấu trúc URL, Title, Meta description trên các trang website, Heading của 1 trang, kiểm tra External Link
⭐Screaming Frog: Screaming Frog là một ứng dụng có thể cài đặt trên máy tính chạy hệ điều hành Windows, Linux, MAC OS. Giúp kiểm tra cấu trúc URL, Title, Meta description trên các trang website, Heading của 1 trang, kiểm tra External Link
⭐Schema Pro: Schema Pro là một trong những plugin tạo schema tự động trên nền tảng wordpress. Nó giúp tự động Schema với các thiết đặt dễ dàng cho từng bài post/page.
Yếu tố SEO Onpage mới nhất 2021 được google đánh giá cao
Seo Onpage như nào để nhiều key traffic 100k search lên Top nhanh? SEO Onpage để tận dụng sức mạnh nội tại của mỗi trang, mỗi bài viết trên website. Giúp các SEOer lên checklist phù hợp để tối ưu website theo ý định của người dùng và thân thiện với google bots.
Để tăng traffic lên 100K không hề khó chỉ cần có phương pháp thực hiện tốt thì sẽ có cái kết đầy viên mãn. Và dưới đây là các yếu tố SEO onpage mà bạn nên thực hiện để có thể nhanh đưa từ khóa lên top để kéo traffic về website càng nhiều càng tốt nào.
Yếu tố nào đây?
💥 SEO onpage cơ bản trước bạn nhé.
1. Domain
Một số lưu ý khi chọn domain để SEO
-
Domain chứa từ khóa chỉ chiếm chưa tới 10% về sự quan trọng trong Seo. (Ví dụ: sangocongnghiep.com, thietbididong.vn, mua-ban-nha-dat.org…)
- Vấn đề PageRank domain thì MattCust ( Người phụ trách chất lượng tìm kiếm của Google ) đã nói là đừng quan tâm đến nữa.
-
Domain lâu năm thì Seo sẽ bền hơn.
-
Alexa mà còn quan tâm nữa thì SEOer hơi thiếu kinh nghiệm.
Domain có quan trọng với việc làm SEO không?
-
Với một số quan điểm trên, mình cho rằng khi Seo, nếu Domain mới tinh thì không nhất thiết phải chọn domain chứa key.
-
Nếu bạn có 1 domain lâu năm thì bắt đầu Seo tầm 3 tháng là sẽ ổn định.
-
Nếu chưa có domain thì bạn nên tìm domain có tuổi để mua, Seo sẽ bền hơn là Domain mới tinh.
2. URL
URL là một trong những yếu tố quan trọng SEO Audit. Hãy nhớ rằng, tối ưu SEO Onpage sao cho URL của bạn càng ngắn thì khả năng lên top càng cao.
Hãy để từ khóa trọng điểm(lượng search cao nhất) của bạn vào URL. Tối ưu URL càng ngắn sẽ có cơ hội lên top càng cao và đừng quên đặt từ khóa có lượng traffic vào URL.
Bạn nên gộp nhiều từ khóa search intent(cùng mục tiêu tìm kiếm) vào cùng 1 url để SEO nhiều từ khóa cùng 1 lúc.
3. Title
Nếu làm tốt title đúng trọng tâm và hấp dẫn sẽ thu hút người dùng click ngay vào bài viết. Bên cạnh đó việc tối ưu title sẽ được google thu thập dữ liệu chính xác và nhanh chóng hiểu được nội dung bài viết đó.
Mỗi trang bài đăng đều có 1 Title có thẻ tiêu đề HTML<head> <title>Tiêu đề website</title> </head>
Chú ý khi viết Title:
- SEO tiêu đề phù hợp với truy vấn người dùng
- Title phản ánh được nội dung content.
- Chứa từ khóa chính
- Phân bổ từ khóa chính, từ khóa dài,.. hợp lý. Tránh tình trạng spam từ khóa
- Độ dài Title nên từ 50 đến 60 ký tự
- Tỷ lệ từ khóa nhỏ hơn 20% chính trong tổng số các từ khóa
Để google hiển thị đúng title bài viết chứ không lấy H1, hay nội dung đầu tiên bài viết, thì bạn phải làm đúng như trên, Title quá dài hay quá ngắn cũng không tốt cho SEO đâu bạn nhé vừa tầm 50 – 60 ký tự.. Và cần phải quan tâm tới suy nghĩ của dùng khi cần click vào một sản phẩm gì đó. Ví dụ đang dốt SEO muốn học SEO để cải thiện doanh số bán hàng thì mình nghĩ ngay tới “đào tạo seo” hay “Dạy SEO”, và người đó sẽ lên google search những trung tâm đào tạo SEO để tham gia khóa học.
Phân biệt thể Title và heading 1
Trong quá trình theo đuổi ngành SEO tôi nhận thấy có rất nhiều bạn gặp nhầm lẫn trong việc phân biệt 2 thẻ Title và H1. Nhưng thực chất thì đây lại là 2 loại khác nhau, cụ thể ở đây là:
- Thẻ Title : là tiêu đề của một website hay bài viết bất kỳ, trong mã HTML thẻ này nằm bên trong thẻ <head>.
- Thẻ H1: Được sử dụng làm tiêu đề của một bài viết, đặt bên trong thẻ <body>, chính xác hợn thì nên dùng từ “đề mục” cho các thẻ heading còn lại từ H2 đến H6.
4. Tối ưu meta Description
Meta Description là phần mô tả ngắn gọn nội dung của một site web. Giúp người dùng tóm tắt lại nội dung của 1 trang mắt, và giúp google hiểu được, à trang này đang viết vấn đề gì. Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt 155 – 160 ký tự nằm ở bên dưới kết quả tìm kiếm như hình bên dưới.
Code HTML
<head><meta name=”description” content=”Đào tạo SEO Website chuyên nghiệp. Tất tần tật kiến thức về SEO sẽ được bật mí tại khóa học đào tạo SEO của trung tâm SEO Faceseo TPHCM.” /></head>
Chú ý khi viết Description
- Độ dài thẻ Meta Description tối đa 150 kí tự thôi nhé. Google thường index lần 1 đoạn description là ở đoạn đầu hay giữa hay cuối của bạn viết, sau 1 thời gian sau, thì nó mới index đúng cái thẻ meta description mình đã viết. Nên bạn cứ yêm tâm chờ đợi nhé.
- Tạo thẻ meta description phải unique. Không dụng hàng với bất kì trang nào nha dù của web mình hay đối thủ, unique là yếu tố xếp hạng google tốt nhất hiện nay kể cả nội dung.
- Viết ngắn gọn xúc tích, cảm xúc, không lan man dài dòng.
- Bám theo title mà viết. Thường mình sẽ copy title bỏ vào dưới Description còn đoạn sau thì tự mình thêm vào đủ 150 kí tự là ok rồi. 1 dấu chấm xanh hiện lên là tốt cho phần description.
- Làm nội bật các sản phẩm thương hiệu.
- Gan CTA – kêu gọi hành động như gọi ngay, xem thêm, nhận ngay, mua hàng… vào description. Khi viết bạn phải đặt mình vào vị trí người mua hàng mà viết để biết họ cần gì để tạo nên điều thú vị hấp dẫn cùng trải nghiệm đến với bạn đọc qua 1 đoạn ngắn.
- Chứa từ khóa chính. Cái này ai cũng hiểu, nên mình không giải thích thêm nhé.
- Nội dung phải liên quan tới bài viết nhé.
- Cân nhắc khi sử dụng rich snippet.
- Giá bán ưu đãi bỏ vào đây cho nổi bật description
Cuối cùng là xem lại description chỉnh sửa cho hợp lý, tránh viết sai lỗi chính tả. Ok thì đăng bài.
5. Thẻ Heading 1
Trong 1 site chỉ có 1 h1. Viết H1 giống như title vậy bạn nha. Tối đa 60 – 70 kí tự.
Thẻ H1 trong wordpress
Thẻ alt giúp hình ảnh của bạn lên top bên SEO hình ảnh. Vì vậy khi thêm hình nhớ ghi ALT
6. Thẻ Heading 2,3,4,5,6
Sau thẻ H1, là H2, H3, H4, H5, H6 bạn cần thêm vào bài viết cho tăng sức mạnh bài viết nhé.
7. Sitemap
Bất kì trang web nào cũng cần có sitemap để google update trang web bạn nhanh hơn, thông qua site map google index đường link của bạn nhanh chóng hơn.
Cách tạo sitemaps thế nào thì lên mạng tìm hiểu thêm nha.
8. Mục lục
9. Load trang
Load trang càng nhanh thì bọ thu thập dữ liệu web càng tốt, nhanh chóng cho từ khóa top google hơn.
10. Mật độ từ khóa
Mình có công cụ Yoast SEO để đánh giá vấn đề này code web bạn là wordpress. Sử dụng Yoast SEO đánh giá cái này dễ lắm nhé. Nó báo bao nhiêu từ khóa thì bạn làm theo, nếu báo nhiều hơn từ khóa để dấu cam, hay đỏ thì bạn cần xóa bớt hay thêm từ khóa vào.
Sử ahref để check mật độ từ khóa, Nếu tốt thì tầm 3.5 – 6% là ok.
11. Độ dài bài viết
Viết tầm từ 1000 – 7000 kí tự. Dài mà phải có độ unique nhé.
Viết xong không phải bỏ đó, mà viết phải thêm nội dung (update nội dung, làm tươi mới nội dung hàng tuần).
12. In đậm từ khóa chính trong bài viết
Viết có từ khóa chính, từ khóa phụ thì nên bôi đậm cho google nó hiểu từ khóa chính đặt ở đâu nha. Và người dùng cũng thích vậy luôn.
13. Hình ảnh
Cấu trúc thẻ alt trong code:
<img src = “đào tạo seo” alt = “đào tạo seo mới mở lớp”>
Google chả hiểu ảnh của bạn upload lên là gì. Nên khi upload hình nhớ ghi chú “văn bản” trong code gọi là thẻ alt.
Tối ưu hình ảnh giúp cải thiện google search từ khóa sẽ hiểu ảnh của bạn là gì.
Chú ý khi viết alt:
- Ngắn gọn. Văn bản alt dài gây khó chịu cho những người sử dụng trình đọc màn hình. Sử dụng càng ít từ càng tốt. (Sử dụng thuộc tính longdesc nếu cần mô tả dài.)
- Chính xác. Tập trung vào mô tả hình ảnh.
- Tránh nhồi nhét từ khóa. Đây không phải là một nơi để từ khóa.
- Tránh nói rằng đó là một hình ảnh. Ở đó, bạn không cần phải bao gồm hình ảnh về hình ảnh của trò chơi của bạn. Cả Google và trình đọc màn hình đều có thể tự làm việc đó.
- Tránh viết dài dòng. Don Tiết lặp lại thông tin đã tồn tại trong bối cảnh của hình ảnh. Ví dụ: nếu bạn có một bức ảnh của Steve Jobs và văn bản ngay bên dưới hình ảnh thì đọc Steve Steve Jobs, thì ở đó, không cần thêm mô tả này vào thẻ alt. Google nên hiểu rằng chú thích có hiệu quả là văn bản thay thế.
Bad: <img src=“steve-jobs.jpg” alt=“steve jobs apple iphone ipad mac”>
Okay: <img src=“steve-jobs.jpg” alt=“steve jobs”>
Good: <img src=“steve-jobs.jpg” alt=“apple founder, steve jobs”>
Best: <img src=“steve-jobs.jpg” alt=“apple founder, steve jobs, holding the iphone 4”>
Lời kết
Đó là tất cả “【Seo Onpage】như nào để nhiều key traffic 100k search lên Top nhanh”. Hi vọng bài viết này sẽ mang lại kiến thức cho bạn và hãy đọc nhiều tài liệu trước khi bắt tay vào SEO Onpage với những bài viết sắp tới của chúng tôi nhé! Những thứ này mình đã tối ưu, có thể nó chưa được hoàn hảo nhưng dù gì cũng mang lại kết quả khá tốt.
Faceseo đang mở lớp đào tạo seo website bạn nào có nhu cầu cần học thì có xem thêm thông tin tại website nhé. Học SEO tại đây sẽ được thực hành và trải nghiệm phần SEO onpage này tốt, chứ mới làm SEO mà không biết code SEO thì bó tay . com không làm được code SEO đâu nha. Cảm ơn.