Giả sử một khách hàng yêu cầu cần tư vấn thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, thiết kế bếp ăn, thiết kế bếp ăn công nghiệp. Với thực đơn cho số lượng lớn như: các nhà hàng cà phê, nhà hàng cơm văn phòng, nhà ăn, căn tin trường học, bệnh viện, … Sức chứa khoảng 40 đến 200 người. 6 – 8 món thịt, 6 – 8 món cá. Ngoài một số món tráng miệng tự làm. Phục vụ 2 bữa ăn: ăn trưa, ăn tối.
Thiết kế bếp nhà hàng diện tích khoảng 50 m2
Tiêu chuẩn m2/người cho nhà hàng.
Một cách tính toán đơn giản, đối với một nhà hàng nhỏ như trường hợp ở trên, số lượng m vuông mỗi người ăn tối cho mỗi lần ngồi ước tính khoảng 1.21/ m2.
Như vậy đối với 40 thực khách, chúng ta cần 48.4 m2 diện tích lắp đặt nhà bếp chiếm 40% tổng diện tích . Như vậy diện tích khu bếp cần là khoàng 20m2.
Với cách tính trên chúng ta cũng có thể áp dụng cho thiết kế nhà hàng có diện tích nhỏ, hoặc thiết kế quán ăn diện tích nhỏ điều phù hợp hết.
Thiết kế 6 khu vực rất cần thiết cho một khu bếp nhà hàng có qui mô nhỏ:
Dù diện tích bếp nhỏ hay lớn, chúng ta cần tuân thủ quy tắc bếp 1 chiều và những khu cần có cho một khu bếp hoạt động.
sau đây là 6 bước cần thiết:
- Khu tiếp tân và khu lưu trữ: có tủ lạnh và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
- Khu chuẩn bị lạnh: Nếu có thể lắp điều hòa không khí hoặc ít nhất cách biệt với vùng nấu.
- Khu sơ chế: lắp gần với khu nấu ăn
- Khu bếp nấu
- Khu phân phối ra thức ăn
- Khu rửa
1. Tính toán khu bảo quản thực phẩm trong thiết kế khu bếp cho nhà hàng
Bảng tính toán diện tích cần lưu trữ thức ăn cho từng suất ăn
> Tính toán chọn kho lạnh hay tủ lạnh công nghiệp phù hợp
Việc tính toán khu bảo quản lạnh thực phẩm trong thiết kế khu bếp cho nhà hàng hợp lý, giúp chúng ta cải thiện rất tốt trong việc tiết kiệm thời gian, công sức khi phải đi mua thực phẩm hoặc dự trữ cần thiết để sử dụng trong ngày.
Tính toán một chút, chúng ta sẽ thấy ngay phần diện tích tối thiểu cần thiết cho khu bảo quản lạnh thực phẩm.
sau đây là công thức tính toán của các chuyên gia thực phẩm của Mỹ đã áp dụng:
Số người ăn tối đa khoảng 80 phần (40 phần ăn trưa, 40 phần ăn tối)
Do đó, lấy trung bình (60 thực khách) có thể sử dụng yếu tố 0.8 m2 cho 10 thực khách.
Áp dụng con số này lên 60 phần,
Diện tích kho lưu trữ được ước tính như sau: 0.08 m2 x 60 = 4.8 m2
Kho trong nhà hàng nhỏ có bao nhiêu loại và tính toán phân chia làm sau hợp lý?
-
Kho chứa thực phẩm khô
-
Kho chứa công cụ dụng bếp và nhà hàng
-
Kho chứa các loại hải sản, thịt.
-
Kho chứa rau củ, các loại gia vị.
Khi quyết định loại thiết bị bảo quản lạnh trong các nhà hàng nhỏ, chúng ta có thể lựa chọn giữa kho lạnh hay chọn tủ lạnh công nghiệp. Kho lạnh có lưu lượng không khí tốt hơn, chứa được nhiều hơn tủ, và dễ dàng lấy thức ăn.
Tuy nhiên ở những khu bếp nhỏ sẽ thích hợp chọn tủ lạnh hơn. Nhiều loại tủ lạnh công nghiệp khác nhau với nhiệt độ khác nhau thích hợp cho từng thực phẩm khác nhau: thịt, cá, rau, các sản phẩm từ sữa…
Nhưng dù có chọn kho lạnh hay tủ lạnh, chúng ta cần trang bị thiết bị đông lạnh, tủ đông công nghiệp. Tùy thuộc vào số lượng thực phẩm mà chúng ta chọn dung tích tủ đông phù hợp. Vì tủ đông sẽ giúp chúng ta bảo quản thực phẩm lâu hơn.
Nếu chúng ta dành ¼ diện tích trang bị thiết bị đông lạnh. Thì chúng ta cần diện tích bề mặt 3.6 m2 cho khu vực lạnh và 1.2 m2 cho khu vực tủ đông.
2. Diện tích cần thiết cho các món ăn nguội trong thiết kế bếp nhà hàng.
Là nơi chuẩn bị các món ăn lạnh mà không cần qua khu nấu ăn như: xà lách, món thịt nguội, … Khu bếp nhỏ thì thường là các món tráng miệng.
Khu vực này nên tách biệt và các xa trung tâm làm việc để duy trì nhiệt độ thích hợp 18 độ C. Tách biệt với những thực phẩm tươi sống, cần qua khu nấu. Ở đây, ta nên trang bị bàn lạnh salad là đủ để cho nhà hàng các nhà hàng nhỏ có thực khách nhỏ hơn 200 người ăn. ngoài ra chúng ta cần có bàn soạn thức ăn inox, chậu rửa nhỏ inox.
3. Khu sơ chế nguyên liệu và các thiết bị inox cần thiết cho kho sơ chế.
1. Bồn rửa rau 2 hộc.
2. Bồn rửa thịt.
3. Bồn rửa các loại hải sản.
4. Bàn inox thao tác để nguyên liệu khi sơ chế
5. Bàn để nguyên liệu thành phẩm sau khi sơ chế xong.
Ngoài ra, chúng ta có thể chọn thêm các loại máy phục vụ thêm cho khu sơ chế.
Là khu cắt gọt vỏ, cắt, tỉa các loại củ, nhặt rau, … tốt nhất nên đặt gần khu nấu ăn.
Bố trí khu sơ chế cho bếp công nghiệp
4. Cách setup bếp trong nhà hàng.
Với diện tích khu bếp nhỏ, giải pháp tốt nhất bếp được đặt sát vách tường. Nên bổ sung 1 lò nướng kết hợp.
Bếp tổng thể có diện tích là bao nhiêu cho nhà hàng, quán ăn có diện tích nhỏ?
Đây là một câu hỏi làm đau đầu các vị trong khi chừa diện tích vừa khách, lại vừa cho khu bếp.
Thông thường tiêu chuẩn của các chuyên gia thiết kế hàng đầu ở Mỹ khuyến cáo chúng ta nên dành riêng cho khu bếp bằng 30 đến 40% tổng diện tích của nhà hàng.
>> Một số cách bố trí bếp nhà hàng hiệu quả
Cần phải lắp đặt hệ thống hút khói, hút mùi. Tất cả các loại bếp từ bếp á, bếp âu, lò nướng, … nên đặt theo 1 khối dễ dàng lắp đặt và vận hành.
> Thiết bị bếp á trong bếp nhà hàng
>> Thiết bị bếp âu trong bếp nhà hàng
Thiết bị nấu nướng nên phù hợp các món ăn trong thực đơn của nhà hàng. Một số giải pháp gợi ý kết hợp bạn có thể tham khảo:
Nhà hàng món á hoặc món ăn Việt Nam:
-
Một nồi hầm hoặc bếp hầm đơn
- Bếp á xào 2 họng 2 cái
- Lò nướng sala hoặc nướng than củi
-
Nồi nấu cơm.
- Bàn thao tác để nguyên liệu trong khi nấu
Giải pháp này khá linh hoạt, nó cung cấp món súp, món hầm, … Bếp á sẵn sàng chuẩn bị các món chiên, món sốt khác nhau, …
Nhà hàng món âu:
- Bếp âu
- Bếp chiên phẳng có rãnh sọc: phục vụ món thịt nướng và cá như: thịt heo nướng, bít tết, thịt bò, cá, tôm, …
- Lò nướng hoặc salamender: có thể trang bị hoặc không. Tùy vào thực đơn của nhà hàng.
- Chiên nhúng: dung tích tầm 15 Lít, thực hiện các món chiên như gà, thịt heo
- Lò hấp nướng đa năng.
- Lò vi sóng
Thiết bị phụ trợ: Kết hợp lò nướng hoặc lò vi sóng
5. Khu ra thức ăn, khu phục vụ trong thiết kế bếp nhà hàng
Như đã trình bày ở trên, chúng ta trang bị thêm lò nướng, lò vi sóng để làm nóng thức ăn nhanh chóng nếu cần thiết ở khu này trước khi ra thức ăn tại bàn.
Khu này sẽ được trang bị bàn, tủ, kệ, … đặt các món ăn từ phòng lạnh và khu nấu. Chuẩn bị chia thức ăn để phục vụ khách.
Khu ra thức ăn, chuẩn bị phục vụ khách
6. Khu rửa chén, dụng cụ trong thiết kế bếp nhà hàng
Việc bố trí khu rửa chén hợp lý, giúp người phục vụ chuyển chén đĩa dơ vào khu rửa thuận lợi và không mất nhiều thời gian. giúp tiết kiệm rất lớn chi phí vận hành cho các ông chủ.
Việc bố trí khu rửa chén cần tách biệt với khu sơ chế và khu ra thức ăn.
Nhưng để thuận tiện thì kho của rửa chén sạch luôn có hướng trùng với hướng ra thức ăn. tạo điều kiện thuận lợi cho lấy chén đĩa sạch khi ra món cho đầu bếp.
Khu vực cần trang bị chậu rửa lớn để rửa sạch lượng chén dĩa, dụng cụ nhà bếp cùng với kệ để cất giữ, giỏ, dụng cụ nhà bếp. Có thể trang bị thêm máy rửa chén, giúp tiết kiệm thời gian hơn.
Khu rửa
Bản thiết kế hoàn chỉnh cho bếp nhà hàng nhỏ.
Sau khi bàn bạc và thống nhất đề xuất, vị trí lắp đặt các khu trong bếp công nghiệp. Đối với diện tích 48 – 50 m2 cho phép chúng ta bố trí hợp lý các khu làm việc. Đảm bảo tiêu chuẩn phân phối theo quy định, tiện nghi, lưu thông giữa các khu và thiết kế vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bản thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng 50m2 – hoàn chỉnh
Như vậy, ở trên Hà Tiên đã tư vấn thiết kế bếp nhà hàng cho các bạn, cách bố trí bếp công nghiệp cũng như thiết bị cần thiết cho nhà hàng của mình rồi nhé. Với diện tích lắp đặt bếp 50 m2, bạn có thể chọn những thiết bị nhà bếp phù hợp nhất. Nhằm phục vụ đúng thực đơn, ẩm thực riêng của từng nhà hàng.
Chúc các bạn sẽ tìm được giải pháp cho khu bếp nhà hàng mình.
Để được tư vấn cụ thể, bạn có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhé.
Tư vấn, thiết kế, thi công, hệ thống bếp nhà hàng:
Hà Tiên – Giải pháp toàn diện bếp nhà hàng của Bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
ĐT: 028 6650 3437 – Hotline: 0933 355 473 hoặc 0932 699 924
Email: info@hatiencorp.vn