BlogFaceseo ® – Mạng Tương Tác Dành Cho Seoer Chuyên Nghiệp

Kháng Tài Khoản Google Ads Bị Né Tránh Tạm Ngưng Thành Công Dễ Dàng?

Tạo sao tài khoản Google Ads bị tạm ngưng?

      Google rất chú trọng đối với các “yêu cầu pháp lý và an toàn của người dùng”,  vì thế bạn cần phải nắm rõ các Chính sách Google Ads tại Việt Nam để biết được mình đang rơi vào trường hợp nào không. Dưới đây là một số lỗi thường gặp như:

Hướng dẫn cách kháng tài khoản Google Ads bị tạm ngưng

      Bạn thực hiện truy cập vào tài khoản Google Ads đang bị tạm ngưng, sau đó click vào “Liên hệ với chúng tôi” ở phía trên góc phải. Tiếp theo click tiếp vào chữ “Gửi đơn khiếu nại“.

Tiếp theo, bạn thực các bước sau:

Bước 1: Điền các thông tin cơ bản

Bạn hãy điền đây đủ các trường thông tin nhất có thể:

Lưu ý: Đảm bảo rằng thông tin được nhập vào là chính xác.

Bước 2: Điền thông tin Doanh nghiệp (hoặc cá nhân) và thanh toán

      – Bạn có một hoặc nhiều tài khoản Google Ads? *:  Trình bày cho Google hiểu đây là một tài khoản của bạn. Hay tài khoản này nằm trong một MCC. Lưu ý: bạn nên chọn “một tài khoản” nhé.

      – Bạn có đang quảng cáo doanh nghiệp của riêng bạn không? *: Nếu bạn chạy tài khoản của mình thì chọn vào “”. Trường hợp là bạn chạy tài khoản cho người khác như Agency chẳng hạn thì bạn chọn vào “Tôi quản lý tài khoản cho khách hàng”. Nếu bạn chọn như này thì bạn sẽ cần thêm thông tin giấy tờ cung cấp ở dưới nữa. Chúng tôi có một đề xuất cho bạn là nếu có chạy tài khoản của người khác thì phần này bạn cũng khai báo là “” vì ở Việt Nam việc chứng minh rằng mình chạy cho các Doanh nghiệp khác sẽ yêu cầu nhiều giấy tờ rất phức tạp.

      – Ai là người thanh toán cho (các) tài khoản Google Ads này?: Khai báo theo thông tin trên thẻ Visa bạn thanh toán.

      – Chọn tài khoản Google Ads bị tạm ngưng

      – Ngày thanh toán gần nhất: Chọn đúng ngày và “chụp ảnh lại giao dịch thực hiện” cho việc thanh toán. Lưu ý cái này rất quan trọng.

      – Lựa chọn quốc gia mình chạy quảng cáo

      – Mô tả ngắn gọn về Doanh nghiệp: Đây là bước rất quan trọng, bạn cần phải khai báo đầy đủ nhất về dịch vụ của mình. Nếu như bạn làm cá nhân thì bạn cũng khai báo thật đầy đủ việc mình làm cá nhân và mô tả cụ thể về dịch vụ hay sản phẩm mình cung cấp (1 tip ở đây là bạn nên viết bằng Tiếng Anh, vì hiện tại đội ngũ duyệt tài khoản tạm ngưng đang là người nước ngoài).

Bước 3: Đây là bước cực kỳ quan trọng

* Có 2 mục quan trọng:

  • Tóm tắt vấn đề: Bạn cần viết bằng “Tiếng Anh” điều này rất quan trọng,  vì hiện tại đội ngũ duyệt tài khoản tạm ngưng chỉ có người nước ngoài. Sau đó trình bày thật chi tiết các đầu mục: ngày tài khoản tạm ngưng, sản phẩm dịch vụ của mình, các giấy tờ mình sẽ gửi,… các thông tin cần thiết.

Bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây:

Mẫu Tiếng Anh:

Hi google team,
My name is Hoa and I run ads on my account with ID 123-456-789.
On May 27, 2023, my account was suspended due to system avoidance. I don’t know why this is the case. I think Google made a mistake in suspending my account
The service we provide is the service of running Google Ads ads. With the business license attached below.
I have attached the following information:
Google’s suspension of my account is having a huge impact on my business. Ask Google for quick check and support. Thank you”
Mẫu Tiếng Việt:

Xin chào nhóm google,
Tên tôi là Hoa và tôi chạy quảng cáo trên tài khoản của mình với ID 123-456-789.
Vào ngày 27 tháng 5 năm 2023, tài khoản của tôi đã bị tạm ngưng do tránh hệ thống. Tôi không biết tại sao lại như vậy. Tôi cho rằng Google đã nhầm lẫn khi tạm ngưng tài khoản của tôi
Dịch vụ chúng tôi cung cấp là dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads. Với giấy phép kinh doanh kèm theo bên dưới.

Tôi đã đính kèm các thông tin sau:

Việc Google tạm ngưng tài khoản của tôi đang có tác động rất lớn đến doanh nghiệp của tôi. Yêu cầu Google kiểm tra và hỗ trợ nhanh. Cảm ơn bạn

  • Gửi biểu mẫu: 
    Sau đó đính kèm vào các File cần gửi như:
    • Giấy phép kinh doanh
    • Căn cước công dân (hoặc bằng lái xe) của cá nhân thanh toán thẻ Visa
    • Hình ảnh chụp giao dịch đã thực hiện
    • Hình ảnh chứng thực mình sở hữu tên miền
    • Hình ảnh chụp Admin Website

      Sau khi đã thực hiện các bước và điền đầy đủ các thông tin, chúng ta chỉ cần chờ kết quả từ Google

Kết quả của việc Kháng Tài Khoản Google Ads Bị Tạm Ngưng

      Sẽ mất khoảng từ 1-5 ngày bạn sẽ nhận được thư phản hồi của Google. Có 2 trường hợp xảy ra:

TH1: Tài khoản kháng thành công

      Trường hợp kháng thành công đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiếp tục chạy mà không phải lo lắng gì nhiều. Thông thường, các tài khoản được kháng thành công sau này thường có sự ổn định và đáng tin cậy hơn.

TH2: Tài khoản kháng “KHÔNG” thành công

      Bạn sẽ nhận được một email thông báo với nội dung như hình trên.

      Đến giai đoạn này, bạn có thể tiếp tục kháng nghị một lần nữa như đã thực hiện ở bước trước. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn cần thay đổi một số thông tin trong đơn kháng nghị và có thể kèm theo các biểu mẫu bổ sung. Đừng gửi lại đơn kháng nghị quá giống lần trước.

      Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn bắt đầu lại bằng cách tạo một tài khoản Google Ads mới. Nếu bạn đi theo hướng này, hãy ghi nhớ những mẹo dưới đây để giảm nguy cơ tài khoản mới của bạn bị tạm ngưng.

  • Sử dụng Email mới hoàn toàn
  • Có thể cân nhắc việc đổi Domain mới
  • Lên chiến dịch trên 1 thiết bị khác (Không quá cần thiết)
  • Đổi IP lên chiến dịch

Tạo sao tài khoản của tôi bị tạm ngưng do tránh né hệ thống?

Đây là một lỗi phổ biến nhất, khi tài khoản Google Ads của bạn bị tạm ngưng với lý do “tránh né hệ thống”, điều này có nghĩa là Google phát hiện các hành vi mà họ cho rằng đang cố gắng lách luật hoặc vi phạm các quy định quản lý quảng cáo của họ.

Dưới đây là các lý do phổ biến dẫn đến tình trạng này:

  1. Che giấu nội dung (Cloaking):
    • Hiển thị nội dung khác nhau cho người dùng và cho hệ thống kiểm duyệt của Google.
    • Ví dụ: Quảng cáo sản phẩm hợp pháp nhưng dẫn đến trang bán hàng giả.
  2. Sử dụng nhiều tài khoản để lách luật:
    • Tạo nhiều tài khoản để tránh các hạn chế áp dụng cho một tài khoản bị cấm. Thường xảy ra khi cố gắng tiếp tục chạy quảng cáo sau khi tài khoản chính đã bị tạm ngưng.
    • Ví dụ: Sau khi bị tạm ngưng, tạo tài khoản mới để tiếp tục quảng cáo.
  3. Thay đổi thông tin thanh toán:
    • Sử dụng thông tin thanh toán khác nhằm tránh việc tạm ngưng tài khoản hoặc để chạy quảng cáo khi phương thức thanh toán trước đó bị từ chối.
    • Ví dụ: Đổi sang thẻ khác để tránh bị tạm ngưng.
  4. Ẩn danh và đánh lừa Google:
    • Thay đổi IP, sử dụng VPN hoặc các biện pháp khác để che giấu danh tính hoặc tránh các biện pháp bảo vệ của Google.
    • Ví dụ: Dùng VPN để tránh bị phát hiện.
  5. Sử dụng URL lừa đảo:
    • Sử dụng tên miền hoặc URL không khớp với nội dung quảng cáo hoặc cố ý làm sai lệch thông tin để đánh lừa người dùng và hệ thống kiểm duyệt của Google.
    • Ví dụ: Quảng cáo trang web hợp pháp nhưng dẫn đến trang vi phạm.
  6. Vi phạm chính sách trước đây:
    • Tài khoản cũ bị tạm ngưng nhưng vẫn tiếp tục vi phạm với tài khoản mới.
    • Ví dụ: Bị tạm ngưng vì nội dung không hợp lệ và lại quảng cáo nội dung tương tự với tài khoản mới.

Cách Phòng Tránh

  1. Tuân thủ chính sách của Google Ads: Hiểu rõ và tuân thủ các quy định và chính sách của Google.
  2. Không tạo nhiều tài khoản để lách luật: Không tạo hoặc sử dụng nhiều tài khoản để lách các biện pháp kiểm duyệt của Google.
  3. Sử dụng thông tin liên hệ và thanh toán chính xác: Sử dụng thông tin liên hệ và thanh toán hợp lệ, không thay đổi chúng để lách các quy định.
  4. Không che giấu hoặc thay đổi nội dung để đánh lừa Google: Không cố gắng che giấu hoặc thay đổi nội dung để tránh kiểm duyệt.
  5. Giải quyết các vấn đề dẫn đến tạm ngưng, không tìm cách lách luật: Khi tài khoản bị tạm ngưng, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục chúng thay vì tìm cách lách luật.

Lưu ý: Việc tuân thủ các quy tắc này sẽ giúp tài khoản của bạn hoạt động bền vững và tránh rơi vào tình trạng bị tạm ngưng do tránh né hệ thống.

Tổng kết

      Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cho mọi người kháng thành công tài khoản và tối ưu quảng cáo Google thật tốt cho công việc kinh doanh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy Comment lại bên dưới để chúng tôi hỗ trợ bạn một cách tốt nhất nhé.

5/5 (1 Review)
Exit mobile version