Chăm sóc mắt
Chăm sóc mắt cần được đặt lên hàng đầu để giữ cho đôi mắt và thị lực luôn khỏe đẹp. Chúng ta cùng tham khảo những phương pháp sau đây để chăm sóc tốt cho đôi mắt nhé !
Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc của mắt
Những người thường xuyên làm việc liên tục trước màn hình vi tính hoặc kỹ thuật số sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng mỏi mắt hoặc mắt khô. Nếu bạn không cân bằng giữa thời gian nghỉ và làm việc của mắt sẽ khiến thị lực bị suy giảm đáng kể theo thời gian.
Cứ sau 20 phút làm việc với màn hình kỹ thuật số, bạn sẽ nghỉ ngơi trong vòng 20 giây và nhìn xa 20 feet (tương ứng với khoảng 7m). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bảo vệ cho đôi mắt khỏe đẹp của mình bằng cách để trung tâm màn hình máy tính thấp hơn so với tầm mắt, đồng thời ngồi làm việc trong tư thế đem lại cảm giác thoải mái nhất.
Đeo kính đổi màu hoặc kính râm giúp ngăn chặn tác hại của tia UV có hại đến mắt
Để ngăn ngừa các bệnh về mắt và giữ cho đôi mắt luôn khỏe đẹp, biện pháp tốt nhất là đeo kính đổi màu hoặc kính râm khi đi ra ngoài. Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời không những gây tổn thương da mà còn mang lại nhiều tác hại cho đôi mắt. Khi mắt tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong thời gian dài có thể dẫn đến một số vấn đề như bỏng giác mạc, đục thuỷ tinh thể hoặc ung thư mí mắt.
Đứng trước nguy cơ tiềm ẩn trên, bạn nên chủ động đeo kính đổi màu hoặc kính râm mỗi khi ra ngoài trời để có thể ngăn chặn sự tác động của tia UV. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đội mũ rộng vành để bảo vệ cho toàn bộ gương mặt, cổ, tóc và tai.
Đối với những người có tính chất nghề nghiệp dễ gặp các chấn thương về mắt, tốt nhất nên sử dụng kính bảo hộ khi làm việc. Loại kính này có tác dụng ngăn các chất độc hay vật thể lạ bắn vào mắt.
CỬA HÀNG MẮT KÍNH HẢI HÀ
ĐC: 168 TRƯƠNG ĐỊNH, PHƯỜNG 9, QUẬN 3, TP HCM
Website: https://matkinhhaiha.com
Fanpage: Mắt kính Hải Hà
ĐT/Zalo: 0909 969 010
Sử dụng dung dịch chăm sóc mắt
Một phương pháp khác giúp chăm sóc cho đôi mắt luôn khỏe mạnh là sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc dưỡng mắt. Những loại thuốc này giúp làm dịu những vấn đề ngứa, đỏ hoặc khô mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc dung dịch nước muối loãng để rửa sạch các bụi bẩn bay vào mắt.
Trong trường hợp bạn cảm thấy có dị vật trong mắt không thể lấy ra được, hoặc có triệu chứng nhạy cảm với ánh sáng, nhức mắt, chảy mủ, mắt khô,… hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị cụ thể.
Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ của mắt
Tăng cường bổ sung các thực phẩm có chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khoẻ của mắt và thị lực. Những thực phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu cho mắt, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây có múi, thịt đỏ, thịt gia cầm, hàu hoặc đậu Hà Lan.
Bổ sung vitamin A để tăng cường thị lực thông qua các loại rau củ như bông cải xanh, cà rốt, khoai lang…
Chăm sóc sức khỏe cơ thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt
Việc chăm sóc sức khoẻ tổng thể cũng góp phần ngăn ngừa các bệnh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mắt, chẳng hạn như tiểu đường tuýp 2 hoặc cao huyết áp. Những bệnh lý này thường làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến mắt và gây suy giảm thị lực hoặc mắt khô.
Bỏ hút thuốc lá giúp bảo vệ đôi mắt luôn khỏe đẹp
Khói thuốc lá là một trong những tác nhân phổ biến làm tăng nguy cơ khiến mắt khô và đục thuỷ tinh thể. Hơn nữa, thói quen hút thuốc lá thường xuyên cũng làm hình thành nên các mảng bám tích tụ trong mạch máu, gây suy yếu chức năng động mạch, từ đó làm tổn thương võng mạc và khiến thị lực bị mất đi. Do đó, việc từ bỏ thuốc lá là bước cần thiết trong quy trình chăm sóc mắt khỏe đẹp.
Chăm sóc mắt bằng cách đi khám thị lực thường xuyên hơn
Bên cạnh chăm sóc sức khoẻ mắt, bạn cũng nên đi khám mắt định kỳ hàng năm để tầm soát sớm các bệnh lý về mắt. Một số căn bệnh về mắt thường xuất hiện trong giai đoạn đầu và không biểu hiện ra triệu chứng cụ thể, chẳng hạn như tăng nhãn áp. Cho đến khi các triệu chứng bùng phát mạnh và gây đau đớn thì đã chuyển sang giai đoạn muộn, khiến thị lực bị mất đi vĩnh viễn. Do đó, bạn nên đi khám mắt thường xuyên ít nhất mỗi năm một lần (đối với người < 40 tuổi) hoặc 2 lần / năm (đối với người > 40 tuổi) để phát hiện và điều trị sớm bệnh.