BlogFaceseo ® – Mạng Tương Tác Dành Cho Seoer Chuyên Nghiệp

Xử lý nước thải dệt nhuộm

Xử lý nước thải dệt nhuộm

Xử lý nước thải dệt nhuộm

Xử lý nước thải dệt nhuộm

I. Giới Thiệu.

Năm 2016 là năm đánh dấu bước ngoặt rất lớn đối với kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Việt Nam tham gia TTP sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các ngành kinh tế trong điểm đặc biệt là ngành dệt may.

Các công ty Dệt nhuộm của Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hộp cũng như thách thức mới trong thời kỳ hội nhập.

Hotline : 0917 34 75 78 – Gmail : kythuat.bme@gmail.com

                                                              Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm – máy dệt sợi.

Để vững bước hơn trong giai đoạn kinh tế hiện nay thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí đầu vào cũng như chi phí phụ trong quá trình sản xuất.

Trong quá trình nhuộm vải thì việc phát sinh nước thải và chi phí xử lý nước thải cho mỗi mét khối nước thải rất cao đang là một vấn đề đang làm nhức nhối các doanh nghiệp dệt nhuộm.

Công ty Môi trường Bình Minh xin đưa ra quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả nhất với chi phí hóa chất vận hành thấp nhất :

Để đưa ra quy trình xử lý nước dệt thải nhuộm vải thì trước hết ta xem xét lại quy trình nhuộm để biết rõ hơn về tính chất nước thải nhuộm vải.

–        Bước 1 : Nhập sợi vải về sau đó được chuyển qua công đoạn mắc sợi và hồ để đưa vào các máy dệt sợi tự động. Sau khi dệt vải xong ta được sản phẩm là các cây vải mộc, các cây vải mộc được nối với nhau (nối đầu cây) để chuẩn bị nhuộm.

–        Bước 2 : Tiền xử lý : Vải mộc sau khi được dệt thì chứa rất nhiều các thành phần tạp chất như hồ tinh bột,chất làm mền, chất bôi trơn.

Công đoạn tiền xử lý để tẩy các tạp chất không cần thiết trong vải mộc và làm vải mộc đạt độ trắng cần thiết trước khi nhuộm.Một số vải mộc yêu cầu phải cắt những tơ vải nhỏ li ti trên cây vải.

–        Bước 3: Nhuộm vải : Vải sau khi được tiền xử lý được nhuộm bằng các công thức hóa chất, nhiệt độ, áp suất định trước của các kỹ sư đã thí nghiệm trước.

Quá trình nhuộm vải trong thời gian 2 – 6 h tùy theo loại vải và tính chất nhuộm. Quá trình nhuộm sẽ phát sinh nước thải có độ màu cao nhất.

                                                                 Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm – máy nhuộm nằm.

–        Bước 4 : Giặt vải : Vải sau khi nhuộm cần phải được cầm màu và giặt để loại bỏ các tạ chất, độ màu chưa bám vào vải. Quá trình giặt sẽ phát sinh rất nhiều hóa chất tẩy rửa và đi kèm với đó là pH của nước thải cao.

–        Bước 5 : Hoàn thiện : Vải sau khi nhuộm được tách nước bằng máy tách ly tâm và được dẫn tới máy căng định hình vải. Máy căng sử dụng dầu tải nhiệt để sấy vải, ngoài ra còn bổ sung một số hóa chất làm mền vải để vải đạt độ mền, mịn cần thiết.

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm – máy căng hoàn tát quá trình nhuộm.

Như vậy từ quá trình nhuộm vải trên ta thấy rằng trong nước thải chứa các thành phần : hồ tinh bột (COD), độ màu (thuốc nhuộm), hóa chất (cầm màu), hóa chất kiềm (Xút, chất giặt tẩy). Đặc điểm của nước thải dệt nhuộm là:

–         Độ màu của nước thải cao.

–         pH, nhiệt độ của nước thải cao.

–         COD trong dòng thải lớn.

–         Hàm lượng các hóa chất trong nước thải rất cao.

Để xử lý nước thải ta cần phải xem xét kỹ các vấn đề như sau :

–        Vải nhuộm là vải coton hay Polyeste.

–        Nhuộm vải hay nhuộm chỉ.

–        Máy nhuộm là máy nằm (máy thủ công) hay máy đứng (máy tự động) và dung trọng của các máy đó.

–        Nhà máy hoạt động chia làm 2 ca (12 tiếng) hay 3 ca (8 tiếng).

Đặc điểm
Vải nhuộm là vải coton thì độ màu của nước thải thường cao hơn so với vải Poly. Nước thải từ quá trình nhuộm coton khó xử lý hơn, tiêu tốn nhiều hóa chất xử lý hơn.
Vải nhuộm là vải Polyeste thì nước thải có độ màu thấp hơn, pH của nước thải thường cao hơn. Quá trình xử lý dễ dàng hơn. Chi phí xử lý nước thải thấp hơn so với nước thải từ quá trình nhuộm vải coton.
Nhà máy nhuộm
Nhà máy nhuộm vải : Thời gian cho mỗi mẻ nhuộm nhiều hơn, độ màu nước thải không ổn đinh : lúc nhuộm thì độ màu cao, lúc giặt thì độ màu thấp. Nhiệt độ của nước thải nhuộm vải thấp hơn.
Nhà máy nhuộm chỉ : Thời gian nhuộm chỉ thấp hơn, nước thải từ quá trình nhuộm cao và ổn định. Nhiệt độ của nước thải sau nhuộm rất cao : cần phải tính toán tháp giải nhiệt đáp ứng được nhu cầu (nhiệt độ lên tới >600­C)
Máy nhuộm là máy nằm : là máy nhuộm thế hệ cũ, quá trình vận hành bán tự động. Dung trọng của máy nhuộm cao (lượng nước/ khối lượng vải cao).

Máy nhuộm nằm phát sinh nhiều nước thải hơn so với máy nhuộm đứng (cung một khối lượng vải)
Máy nhuộm là máy đứng : máy nhuộm thế hệ mới, khả năng tự động hóa cao hơn. Dung trong của máy nhuộm đứng thấp hơn. Lượng nước thải phát sinh máy nhuộm đứng thấp hơn.
Số ca nhuộm/ngày
Thời gian nhuộm 2 hoặc 3 ca/ ngày ảnh hưởng tới việc thiết kế bể điều hòa nước thải.
Là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải dệt nhuộm nên hiện nay chúng tôi đang vận hành rất nhiều nhà máy dệt nhuộm trong cả nước : Triệu Tài, Đức Lộc…

Chúng tôi đã và đang trở thành đối tác chiến lược cho các nhà máy dệt nhuộm hiện nay. Chúng tôi đã tìm hiểu rất rõ về các quy trình nhuộm vải để đưa ra được quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả, tiết kiệm chi phí vận hành nhất.

II.  Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.

*Về công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Xử lý triệt để được độ màu chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…).

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm – Nước trước và sau xử lý.

*Về xây dựng

*Về kỹ thuật vận hành xử lý nước thải dệt nhuộm

*Yêu cầu về mỹ quan của xử lý nước thải dệt nhuộm

III. Đặc điểm nước thải – Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm – Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm.

  1. Nguồn gốc phát sinh nước thải:

Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các tạp chất chứa Nitơ, các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ).
Hóa chất sử dụng: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,…các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
Thành phần nước thải phụ thuộc vào: đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng. Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hoàn tất.
Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải. Các chất hồ vải với lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm.

2. Thành phần tính chất nước thải:

Trong quá trình sản xuất, lượng nước thải ra 12-300 m3/tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy. Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận .

                             Bảng thông số: chất lượng nước thải trước xử lý

STT Thông số Đơn vi Giá trị tới hạn
1 Nhiệt độ 0C 70
2 PH 8-10
3 Độ màu pt-co 700
4 COD MG/L 859
5 BOD5 MG/L 500
6 Chất rắn lơ lửng MG/L 1000
7 Nitơ tổng MG/L 40
8 Photpho tổng MG/L 10

 

       Tính chất nước thải giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, vận hành hệ thống xử lý và quản lý chất lượng môi trường. Sự dao động về lưu lượng và tính chất nước thải quyết định tải trọng thiết kế cho các công trình đơn vị.
Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao.

Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm.
Công nghệ XLNT dệt nhuộm: nước thải  nhìn chung rất phức tạp và đa dạng, đã có hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men, chất oxy hóa,…được đưa vào sử dụng.

Trong quá trình sản xuất, lượng nước thải ra 12-300 m3/tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy.

Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận .
Nước thải gây ô nhiễm cho nguồn xả chủ yếu do độ đục, độ màu, lượng chất hữu cơ và pH cao.

Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho thấy keo tụ bằng phèn nhôm có thể khử màu hiệu quả 50-90%, đặc biệt hiệu quả cao với loại thuốc nhuộm sulfur.

3. Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm:

                                                   Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả nhất

 

4. Thuyết minh kỹ thuật sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm.

Nước thải từ nhà máy nhuộm và nước thải sinh hoạt được gom về hệ thống mương thu nước tập trung sau đó chảy qua song chắn rác thô.

Tại đây các rác với kích thước lớn bị giữ lại tại song chắn rác thô. Rác được thu tại song chắn rác sẽ được định kỳ vớt bỏ (1 ngày 1 lần).

Sau khi qua song chắn rác thô thì nước thải chảy vào thùng lược rác tinh với kích thước lỗ lọc rác 2 mm. Rác tại thùng lược rác tinh giữ lại chủ yếu là các bông, chỉ từ công đoạn cắt bông trong máy nhuộm.

Rác tại thùng lược rác tinh được định kỳ loại bỏ bằng thiết bị chuyên dụng.

Nước thải được tách các rác thô và tinh thì chảy vào hố thu nước thải. Nước thải từ hố thu được bơm lên tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt độ của dòng nước thải.

Nước thải được giải nhiệt qua tháp giải nhiệt sẽ làm giảm nhiệt độ của dòng nước và được dẫn qua hệ thống ống đục lỗ để phân phối đều nước thải (đồng thời có tác dụng giải nhiệt). Xử lý nước thải dệt nhuộm – Môi trường Bình Minh.

Nước thải sau khi qua tháp giải nhiệt chảy vào trong bể điều hòa. Tại bể điều hòa thì nước thải được lưu lại trong bể giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải.

Trong bể điều hòa được lắp đặt hệ thống sục khí mịn để điều hòa nồng độ nước thải và có tác dụng giải nhiệt.

Tháp giải nhiệt sử dụng các tấm đệm bằng gỗ với khả năng chịu được nhiệt độ cao, độ bền lớn phù hợp với nước thải nhuộm chỉ và giúp tăng hiệu quả, tuổi thọ của thiết bị.

Nước thải được 2 bơm chìm trong bể điều hòa bơm qua tháp giải nhiệt bậc 2, hai bơm điều hòa được điều khiển bằng biến tần giúp điều chỉnh lưu lượng dễ dàng.

Nước thải dẫn qua tháp giải nhiệt bậc 2 sẽ làm giảm nhiệt độ dòng nước xuống thấp hơn 400C. Nhiệt độ nước thải thấp hơn 400C giúp tăng hiệu quả keo tụ (giảm lượng hóa chất và bùn thải) và thích hợp cho vi sinh vật phát triển.

Sau khi nước thải qua tháp giải nhiệt bậc 2 thì nước thải được hòa trộn với hóa chất chỉnh pH trong bể trộn để làm nhân keo tụ cho quá trình keo tụ tạo bông. pH tại bể trộn được duy trì từ 10.5 – 11.0 là pH tối ưu cho quá trình keo tụ bằng phèn sắt.

Khi qua tháp giải nhiệt bậc 2, nước thải được dẫn tự chảy qua bể keo tụ. Tại bể keo tụ, nước thải được hòa trộn với phèn sắt và được khuấy trộn bằng moto khuấy trộn với tốc độ khuấy 70 – 100 vòng/phút.

Với tốc độ khuấy trộn trên thì phèn sắt được hòa trộn hoàn toàn với nước thải và phèn sắt sẽ kết hợp với nhân keo tụ (vôi, đã được hòa trộn nhờ bể trộn).

Quá trình keo tụ sẽ keo tụ quét các thành phần như độ màu, COD tạo thành những bông cặn có kích thước nhỏ.

Khi quá trình keo tụ hình thành các bông cặn với kích thước nhỏ thì các bông cặn cùng nước thải được dẫn qua bể tạo bông. Trước khi dẫn qua bể tạo bông thì hóa chất polimer anion được hòa trộn với dòng nước thải và

Kết hợp các bông cặn lại để tạo thành các bông cặn với kích thước lớn hơn để tăng hiệu quả lắng, giúp các bông cặn lắng nhanh hơn tránh hiện tượng bùn nổi trong bể lắng hóa lý.

Sau khi các bông cặn được hình thành thì các bông cặn được lắng lại tại bể lắng hóa lý. Bùn lắng hóa lý được bơm về bể chứa bùn để xử lý. Nước thải sau lắng được dẫn qua bể sinh học hiếu khí.

Nước thải sau bể keo tụ được làm giảm độ màu xuống khoảng 250 – 350 Pt – Co, pH = 6.5 – 8.4. Nước thải sau quá trình keo tụ tạo bông và lắng hóa lý được điều chỉnh pH cho phù hợp với vi sinh vật bằng bơm định lượng Acid trong bể trung hòa.

Các vi sinh trong bể sinh học hiếu khí sẽ xử lý triệt để COD, BOD và toàn bộ lượng màu cần thiết để đạt tiêu chuẩn xả thải đầu ra.

Nước thải khi xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm sẽ được tách bùn vi sinh trong bể lắng sinh học. Bùn trong bể lắng sinh học sẽ được bơm tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí liên tục bằng bơm bùn tuần hoàn.

Khi bùn vi sinh trong bể vi sinh hiếu khí nhiều thì bùn sẽ được bơm về bể chứa bùn để xử lý.

Nước thải sau bể lắng sinh học được dẫn qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng, clorin được bơm định lượng bơm dung dịch clorin để khử toàn bộ các vi sinh vật trong dòng thải.

Nước thải sau khi được khử trùng được dẫn vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp.

Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm – Bể sinh học hiếu khí – Aerotank.

Cụm xử lý bùn

Bùn sau ép có độ ẩm rất thấp được đóng gói theo kích thước hợp lý để xe nâng di chuyển đi phơi để giảm độ ẩm giúp giảm giá thành xử lý bùn. Xử lý nước thải dệt nhuộm – xử lý bùn thải dệt nhuộm.

Bùn hóa lý sau khi ép.

Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả nhất

 

Đọc thêm : xử lý nước thải làng nghề bún 

        Thời gian thi công nhanh chóng là một đặc điểm lợi thế của bạn khi đến với Công ty chúng tôi – công ty chuyên về xử lý nước thải dệt nhuộm.

        Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo làm hài lòng tất các khách hàng yêu cầu khắt khe nhất.

        Chúng tôi đảm bảo giá thành hóa chất vận hành bao gồm cả nhân viên vận hành từ 8,000 – 14,000 vnđ/m3. Để đảm bảo lợi ích cho chủ đầu tư khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải chúng tôi sẽ vận hành hệ thống xử lý nước thải nếu quý khách hàng có yêu cầu.

        Đọc thêm tại bài viết : Cải tạo, vận hành hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm chi phí thấp. Nhà thầu Bình Minh –xử lý nước thải dệt nhuộm.

        Công ty môi trường Bình Minh là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, cải tạo, cung cấp bùn vi sinh cho các hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.

Nếu hệ thống dệt nhuộm của Bạn đang gặp khó khăn khi vận hành, hay có nhu cầu cải tạo hệ thống, cung cấp bùn vi sinh cho hệ thống, hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

5/5 (1 Review)
Exit mobile version