Tiêu chuẩn công việc quản lý nhà hàng
Tiêu chuẩn công việc quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng đóng vai trò như một đầu tàu, là bộ mặt của nhà hàng. Là người chịu trách nhiệm điều hành tất cả các công việc trong nhà hàng. Từ quản lý tài chính, giải quyết những sự cố cho đến quản lý nhân sự.
Website: https://hatiencorp.vn/quan-ly-nha-hang.html
Bếp Công Nghiệp Hà Tiên 247 Hòa Bình, Hiệp Tân, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh 700000 https://g.co/kgs/gNTygY
CÔNG TY TNHH SX -TM HÀ TIÊN
Địa chỉ: 247 Hòa Bình, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP. HCM
Email: info@hatiencorp.vn
https://hatiencorp.vn/
https://hatiencorp.vn/bep-ham-cong-nghiep.html
https://hatiencorp.vn/bep-chien-cong-nghiep.html
Thiết Bị Bếp Nhà Hàng
https://hatiencorp.vn/thiet-bi-bep-nha-hang.html
https://hatiencorp.vn/thiet-bi-bep-cong-nghiep.html
https://hatiencorp.vn/thiet-bi-bep-nha-hang/thiet-bi-inox.html
https://hatiencorp.vn/thiet-ke-bep-nha-hang-nho-voi-dien-tich-50-m2.html
https://hatiencorp.vn/thiet-ke-bep-cong-nghiep.html
#congtyinoxvietnam #thietbiinox #hatiencorp #thietbibepnhahang #thietbibepcongnghiep #thietkebepnhahang #thietkebepcongnhiep #tuvanthietkebep #tuvanthietketubepmienphi
Mô tả công việc quản lý nhà hàng
Một người quản lý phải xuất sắc trong vai trò lãnh đạo và giải quyết tốt các vấn đề. Đồng thời có kỹ năng phục vụ khách hàng và thậm chí cả kinh nghiệm lập ngân sách. Nhiệm vụ quản lý nhà hàng bao gồm:
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
- Phối hợp lịch làm việc của nhân viên và giám sát ca
- Giám sát hiệu suất của nhân viên, tiến hành đánh giá của nhân viên
- Cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội để đảm bảo sự hài lòng của khách
- Lập kế hoạch và cập nhật menu
- Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh
- Quản lý hàng tồn kho và đặt hàng vật tư khi cần thiết
- Giữ hồ sơ tài chính và kiểm soát chi phí
- Hoàn thành thủ tục giấy tờ hành chính
- Tạo và thực hiện các chiến lược tiếp thị và khuyến mại
Lương quản lý nhà hàng
Mức lương quản lý nhà hàng tùy thuộc vào vị trí của từng cá nhân và quy mô nơi mà họ làm việc.
- Với những quản lý đóng vai trò như Giám đốc Nhà hàng trong các nhà hàng độc lập, mức lương họ nhận từ 15 – 45 triệu đồng/tháng.
- Nếu quản lý không chịu trách nhiệm cho khu vực bếp như tại nhà hàng nằm trong khách sạn, mức lương sẽ từ 15 – 20 triệu đồng/tháng
Ngoài ra, tại các khách sạn hoặc resort tiêu chuẩn từ 4 – 5 sao, quản lý sẽ nhận thêm khoản chia service charge và tiền boa. Con số có thể là 3 – 4 triệu đồng/ tháng hoặc cao hơn.
Yêu cầu tuyển dụng quản lý nhà hàng
Bao gồm các thông tin sau về sơ yếu lý lịch của bạn:
Thông tin liên lạc: Tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email của bạn.
Tóm tắt: Một lời giới thiệu ngắn gọn (1 – 2 câu) tóm tắt kinh nghiệm và kỹ năng của bạn.
Kinh nghiệm : Dùng 2 – 4 điểm gạch đầu dòng mô tả các công việc trong quá khứ, thời gian bạn đã từng đảm nhận,
Giáo dục : Liệt kê giáo dục đã hoàn thành của bạn, bao gồm bất kỳ chuyên ngành hoặc chứng chỉ.
Kỹ năng : Liệt kê bất kỳ kỹ năng liên quan nào mà bạn có (dịch vụ khách hàng, lãnh đạo nhóm, quản lý thời gian, v.v.).
Nên điều chỉnh lý lịch phù hợp với nhà hàng bạn đang gửi hồ sơ. Nếu bạn quan tâm đến một vị trí tại một nhà hàng beefsteak cao cấp, hãy làm nổi bật trải nghiệm của bạn với môi trường ăn uống sang trọng. Tương tự, nếu bạn đang theo đuổi công việc tại một điểm bán đồ ăn nhanh, hãy nhấn mạnh khả năng làm việc của bạn trong một môi trường hiệu quả.
Trước khi bạn gửi sơ yếu lý lịch của mình cho nhà tuyển dụng tiềm năng, hãy kiểm tra thật kỹ các lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
Quản lý nhà hàng cần bằng cấp gì
Bạn có thể từng bước trở thành quản lý từ một nhân viên bình thường, hoặc được đào tạo chính quy từ các trường lớp chuyên nghiệp.
1. Học quản lý nhà hàng khách sạn
Nhiều trường cao đẳng và đại học cung cấp bằng cấp về quản lý khách sạn. Họ dạy về các kỹ năng kinh doanh, các nguyên tắc cơ bản về dịch vụ khách hàng, chiến lược quản lý và hơn thế nữa. Ngoài hệ đại học, bạn cũng có thể tìm đến các Trung tâm đào tạo nghề nghiệp quản lý nhà hàng. Tại đây giảng dạy chuyên sâu hơn cho môi trường nhà hàng và thường có thời gian ngắn hơn.
2. Sách chuyên ngành Quản trị nhà hàng
Nếu bạn muốn tự học theo cách riêng của mình, hãy thử đọc một số sách liên quan. Cho dù bạn chọn sách tham khảo hay về kinh nghiệm của một đầu bếp nổi tiếng hoặc chủ nhà hàng, đọc sách có thể là một cách hữu ích giúp bạn trau dồi kiến thức.
Sách chuyên ngành Quản trị nhà hàng
Sách chuyên ngành Quản trị nhà hàng
Sách chuyên ngành Quản trị nhà hàng
Sách chuyên ngành Quản trị nhà hàng
3. Bắt đầu từ vị trí nhân viên
Có nhiều cách để trở thành người quản lý. Nhưng cách phổ biến nhất là đi lên từ vị trí nhân viên mới vào nghề. Dưới đây là con đường sự nghiệp của nhiều nhà quản lý nhà hàng:
- Khởi điểm : Nhân viên rửa chén, Nhân viên kinh doanh, Nhân viên chuẩn bị thức ăn, Nhân viên phục vụ, Người tổ chức…
- Trung cấp: Trợ lý quản lý, quản lý quầy bar, quản lý bếp…
- Cao cấp : Tổng giám đốc, chủ sở hữu
Trở thành người quản lý có thể không cần qua trường lớp mà từ con đường thăng tiến tự nhiên cho những nhân viên có kinh nghiệm. Khi đi lên từ các vị trí trong nhà hàng, bạn có thể học hỏi các kỹ năng quản lý và tổ chức. Cuối cùng, bạn thậm chí có thể mở nhà hàng của riêng bạn.