Thị trường chứng khoán ngày 10/10/21
Điểm tin Covid-19
+ Số ca nhiễm mới tiếp tục tăng cao trên cả nước với 8.133 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 8.129 ca ghi nhận trong nước (tăng 175 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 3.952 ca trong cộng đồng).
+ Bộ Y tế chuẩn bị kế hoạch tiêm bổ sung mũi thứ 3.
+ Pfizer đã yêu cầu chính quyền Mỹ mở rộng chương trình tiêm mũi bổ sung. Mỹ đã cam kết mua 1,4 triệu liệu trình thuốc điều trị của Merck & Co. với giá khoảng 1 tỷ đô la.
+ Giá dầu đã tăng sau khi có ý kiến cho rằng Chính quyền Biden khó có thể giải phóng Dự trữ năng lượng quốc gia đặc biệt của Mỹ vì Báo cáo triển vọng năng lượng dự đoán rằng thị trường sẽ dư cung vào đầu năm tới và giá sẽ giảm vào tháng 12, xuống mức thấp nhất là 62 USD/thùng vào năm 2022. Xăng sẽ giảm xuống dưới 3 USD/gallon.
+ Nhu cầu dầu toàn cầu đã phục hồi về mức trước đại dịch và sẵn sàng tăng cao hơn nữa trong quý đầu tiên của năm 2022, Giám đốc điều hành của Vitol, Russell Hardy cho biết. Cung và cầu thị trường “sẽ thắt chặt một cách hợp lý” trong 12 tháng tới và giá tăng vọt lên 100 USD/thùng “chắc chắn là có thể xảy ra.” Ông nói thêm, nhu cầu xăng và nhiên liệu máy bay của Mỹ vẫn tụt hậu so với mức năm 2019.
+ Liên quan đến lạm phát, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang diễn ra và giá thực phẩm và năng lượng cao hơn có thể đã góp phần khiến cho lạm phát của Mỹ tăng cao nhất kể từ tháng 12 năm 1990 vào tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng được dự báo sẽ tăng 5,9% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, theo ước tính trung bình.
Điều này lý giải cho vấn đề về “siêu chu kỳ tăng giá các loại hàng hoá” khiến cho nhóm cổ phiếu hưởng lợi trực tiếp từ chu kỳ này liên tục tăng cao. Điển hình như nhóm nganh Năng lượng dầu khí tại Mỹ tăng trên 60% kể từ đầu năm.
Xuất khẩu tháng 10 đạt 918 triệu USD (tăng 47% so với tháng trước) theo VASEP.
– Hầu hết các sản phẩm chính đều tăng trưởng. Cụ thể, cá ngừ và mực – bạch tuộc đều tăng 18%; ghẹ tăng 13%. Riêng cá tra vẫn giảm.
– Lũy kế 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,1 tỷ USD (tăng 2,4%). Tỷ trọng lớn nhất: tôm (3,2 tỷ USD) và cá tra (1,2 tỷ USD). – Trước đó, trong tháng 8 và tháng 9, xuất khẩu thủy sản đã giảm sâu với mức giảm lần lượt là 36% và 23%.