Thanh toán quốc tế, các phương thức phổ biến

Người đăng: Dương Thảo | Ngày đăng : 01-08-2023 08:32 Xem Quy Định Đăng Bài - Bài viết sắp bị xoá

Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ của các ngân hàng để giải quyết việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa người mua và người bán thuộc lĩnh vực ngoại thương. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt khi thanh toán quốc tế không cần thông qua ngân hàng mà sử dụng tiền mã hóa (ví dụ: Bitcoin, Ethereum).

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:

Chuyển tiền

Người mua sẽ sử dụng một ngân hàng trong nước để chuyển tiền cho người bán, trả một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng theo hợp đồng ngoại thương. Theo phương thức này, người chuyển tiền (Remitter) sẽ yêu cầu ngân hàng của mình (Remitting bank) chuyển tiền đến ngân hàng của người bán (bên thụ hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền, người bán sẽ giao hàng.

Các bên tham gia phương thức chuyển tiền gồm:

1. Người yêu cầu chuyển tiền (Applicant): có thể là người trả tiền (Payer: người nhập khẩu, người bị ký phát, người chi trả các chi phí dịch vụ, …) hoặc người chuyển tiền (Remitter: người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về, …)

2. Người hưởng lợi (Beneficiary): là người nhận tiền do người yêu cầu chỉ định.

3. Ngân hàng chuyển tiền.

4. Ngân hàng người hưởng.

5. Ngân hàng trung gian.

Trả tiền lấy chứng từ

Người mua sẽ ký với ngân hàng C.A.D một bản ghi nhớ gồm 2 phần:

  1. Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi.
  2. Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng C.A.D

Sau khi thỏa thuận, người mua sẽ chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D sẽ thông báo cho người bán khi tài khoản tín chấp đã được mở. Sau đó, người bán sẽ giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng C.A.D sẽ thanh toán cho người bán và chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.

Nhờ thu

Người bán sau khi giao hàng sẽ uỷ quyền cho ngân hàng, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền hàng của người mua ở nước ngoài. Phân loại nhờ thu:

1. Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A: Document against Acceptance)

2. Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)

3. Nhờ thu kèm điều khoản/điều kiện đặc biệt khác (Documents against other terms and conditions)

Thêm vào đó, việc phân loại còn có thể dựa trên cách thức giao dịch. Nếu người bán chỉ gửi kèm giấy tờ tài chính như hối phiếu, thì đó được gọi là Nhờ thu trơn. Tuy nhiên, nếu người bán gửi thêm các giấy tờ thương mại như hóa đơn, vận đơn đường biển, phiếu đóng gói, v.v. thì giao dịch đó được xem là Nhờ thu kèm chứng từ.

Sau khi đã gửi hàng, người bán sẽ cùng Hối phiếu (Bill of Exchange) và Chỉ dẫn nhờ thu (Collection Instruction) gửi bộ chứng từ hàng hoá tới ngân hàng mà họ đã nhờ thu (Remitting bank). Ngân hàng này có thể sử dụng đại lý của mình hoặc thông qua một ngân hàng khác mà ngân hàng này có tài khoản ở nước của người mua (Collecting bank) để thực hiện việc thu hộ tiền hàng. Collecting bank sẽ gửi bộ chứng từ và hối phiếu tới người mua.

Nếu đó là nhờ thu chấp nhận chứng từ, người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu.

Nếu đó là nhờ thu kèm chứng từ, người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi.

Trong trường hợp có các điều khoản đặc biệt đi kèm với nhờ thu, collecting bank sẽ chỉ giao chứng từ khi các điều kiện trên chỉ dẫn nhờ thu được thỏa mãn.

Tín dụng thư

Quy trình thanh toán qua thư tín dụng bao gồm các bước sau:

1. Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình, yêu cầu Ngân hàng này mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.

2. Theo đơn xin mở L/C, Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một L/C (phát hành L/C) cho người xuất khẩu hưởng. Ngân hàng này chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩu (Ngân hàng thông báo).

3. Ngân hàng xuất khẩu xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính L/C cho người xuất khẩu.

4. Căn cứ vào nội dung của L/C, Người xuất khẩu thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu.

5. Sau khi hoàn tất việc giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ các chứng từ hàng hoá và hối phiếu gửi về ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó.

6. Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ. Kiểm tra kỹ nội dung các chứng từ đó nếu thấy phù hợp thì ngân hàng thanh toán (hoặc chấp nhận chiết khấu theo những điều khoản của L/C).

7. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.

8. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (Ngân hàng phát hành L/C) sau khi nhận được bộ các chứng từ từ Ngân hàng thông báo chuyển đến, tiến hành kiểm tra kỹ các chứng từ này, nếu thấy đáp ứng được những yêu cầu của L/C, thì chuyển tiền trả cho Ngân hàng thông báo.

9. Ngân hàng phát hành L/C thông báo cho người nhập khẩu biết đã trả tiền cho người xuất khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu hoàn lại số tiền này, sau đó Ngân hàng phát hành L/C trao người nhập khẩu bộ chứng từ để làm căn cứ nhận hàng.

Ngân hàng phát hành L/C thông báo cho người nhập khẩu và trao bộ chứng từ để làm căn cứ nhận hàng.

———————————————
MAG Logistics Vietnam – Full logistics service
☎️ Hotline: 0945366868
📧 Email: info@maglogistics.com
🌐 Website: maglogistics.com.vn
Find us on Facebook | Instagram | Zalo by searching: MAG logistics #Maglogistics #truckingcontainer #customsclearance #imports #export🇻🇳
0/5 (0 Reviews)

Tiếp cận 100 triệu khách hàng tiềm năng trên hệ sinh thái Faceseo

Bạn đã sẵn sàng bắt đầu với Faceseo?