BlogFaceseo ® – Mạng Tương Tác Dành Cho Seoer Chuyên Nghiệp

SEO là gì? Làm SEO Là Làm Gì?

SEO là gì?

SEO là gì?Làm SEO là Làm Gì?” đến nay vẫn còn rất nhiều người chưa định nghĩa được. SEO là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa website thân thiện với công cụ tìm kiếm nhằm nâng cao thứ hạng của website trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing, Yahoo, …

Các Thuật Toán Của Google:

Để có thể SEO web nâng cao thứ hạng của website trên bảng xếp hàng của các công cụ tìm kiếm như google (công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Việt Nam) thì cần năm rõ các thuật toán chính của google để không vi phạm các chính sách và ảnh hưởng đến kết quả SEO web

Thuật toán Panda (gấu trúc)

Thuật toán Panda thường tìm đến các website có chất lượng nội dung thấp, nghèo nàn, spam, hoặc copy từ trang khác,…. Những website vi phạm các lỗi này sẽ bị thuật toán Panda xử lý và không được chấm điểm chất lượng do đó việc nâng cao thứ hạng website và lên top từ khoá là không thể.

Thuật Toán Penguin (Chim Cánh Cụt)

Nhiều SEOer vẫn còn tư tưởng có nhiều backlink thì website sẽ nhanh lên top do đó sẽ cố gắng tìm kiếm và lấy backlink từ nhiều nguồn bất chấp kém chất lượng, spam backlink…  sẽ bị Thuật Toán Penguin xử lý và  cũng không thể lên top đầu trang công cụ tìm kiếm.

Thuật toán Pirate

Hiện tại nhiều người đã nhận thức được mức độ quan trọng của việc sáng tạo nội dung và nó đóng vai trò quan trọng như thế nào giúp nâng cao thứ hạng website. Tuy nhiên cũng có nhiều người “không muốn làm vẫn muốn có ăn” copy nội dung từ trang khác vì vậy nhiều người sẽ cài các công cụ bảo mật, bảo vệ quyền tác giả như DMCA… để report những trang copy nội dung. Như vậy các trang đi copy nội dung của người khác sẽ không bao giờ lên top nổi.

Thuật toán Hummingbird (chim ruồi)

Nhiều người nôn nóng muốn SEO từ khoá lên top hoặc cố gắng nhồi nhét nhiều từ khóa với mong muốn SEO được tất cả các từ khoá liên quan trong một bài viết/ một trang hoặc từ khoá một đằng nội dung một nẻo thì xin chia buồn với bạn thuật toán Hummingbird sẽ mỉm cười và đạp bạn bay khỏi kết quả tìm kiếm.

Thuật toán Pigeon (chim bồ câu)

Tối ưu hoá website là vai trò rất quan trọng trong SEO do đó việc tối ưu kém, thiết lập Google My Business  vị trí, hoặc mâu thuẫn các thông tin liên hệ của doanh nghiệp như google map, địa chỉ trên website, số điện thoại liên hệ… sẽ bị thuật toán Pigeon xử lý.

Thuật Toán Mobile Friendly

Thuật toán Mobile Friendly sẽ tìm kiếm và sang lọc các Website không thân thiện hoặc không có phiên bản dành cho thiết bị di động, trải nghiệm người dùng trên mobile kém, khó đọc, hoặc có chế độ xem không tốt… sẽ bị thuật toán này đánh giá thấp và tiến hành xử lý vi phạm.

Thuật Toán RankBrain

Thuật toán RankBrain để xử lý các website thiếu sự liên quan đến truy vấn cụ thể, trải nghiệm người dùng trên website kém…

Thuật toán Possum

Ở Việt Nam việc cạnh tranh thương mại không lành mạnh như nhái thương hiệu, mua tên miền, thiết kế 1 website y hệt nhau để cạnh tranh không lành mạnh thì Thuật toán Possum có chức năng xử lý các trang web này.

Thuật Toán Fred

Khi các website hướng đến thương mại hoá bằng việc bán quảng cáo và gắn chi chít các quảng cáo không quan tấm đến trải nghiệm người dùng, chất lượng nội dung kém, spam… Thì Thuật Toán Fred sẽ đánh giá thấp điểm chất lượng, giảm traffic. Khi thuật toán này ra mắt có trang web bị giảm traffic đến mức chỉ còn 1 phần 10 trước đây.

làm SEO là làm gì?

Làm SEO là làm gì?

Làm SEO là làm gì? Hiện đang có khá nhiều những thắc mắc xoay quanh những công việc này của một SEOer. Để làm SEO thì cần những điều kiện hay kỹ năng gì? Hãy cùng YEADS tìm hiểu chi tiết về những công việc của SEO là gi:

Nghề SEO là gì?

SEO hiểu nôm na là tập hợp các kỹ thuật để website  thân thiện với các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là google.com (công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Việt Nam). Nhằm nâng cao thứ hạng các từ khoá về sản phẩm/ dịch vụ của website đó. SEO được chia thành 2 phần chính gồm SEO Onpage (các kỹ thuật tối ưu trong trang web) và SEO Offpage (các kỹ thuật tối ưu ngoài trang web). Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về 2 kỹ thuật này:

SEO On-page

SEO Onpage là các công việc mà SEOer sẽ thực hiện tối ưu trên trang web giúp website thân thiện hơn với người dùng và công cụ tìm kiếm đặc biệt là google (công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Việt nam). Từ đó sẽ được google chấm điểm chất lượng cao hơn, góp phần giúp nâng thứ hạng từ khoá trên trang tìm kiếm và tăng nhiều traffic hơn. Vậy các công việc đó là gì?

1. Tối ưu Title

Phần quan trọng không kém trong SEO Onpage đó là Title nếu có thể SEO từ khoá lên top mà tiêu đề không có gì hay/ hấp dẫn cũng sẽ không thể khiến khách hàng click vào kết quả SEO của bạn, chưa kể nếu title và nội dung không đồng nhất và không chứa từ khoá đang cần SEO thì tỷ lệ từ khoá lên top cũng rất thấp hoặc thẩm chí là không thể lên top. Do đó việc đặt title rất quan trọng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO của bạn.

2. Tối ưu URL

URL là điểm rất quan trọng trong SEO onpage, từ khoá có thể lên top hay không phụ thuộc vào URL có thân thiện với công cụ tìm kiếm hay không và nó có chứa từ khoá bạn đang SEO hay không. Một URL thân thiện sẽ không quá dài hơn 60 ký tự và nó phải có định dạng như sau: http://domain.com/tu-khoa-dang-seo.

Lưu ý:

3. Thẻ heading

Nếu không phải là 1 SEOer chắc hẳn sẽ chẳng có ai quan tâm đến website của mình đang có bao nhiêu thẻ và đó là những thẻ gì, vì các thẻ heading chẳng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của website nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến SEO. Mỗi trang cần có 1 thẻ H1 (không hơn không kém) và 2 đến 3 thẻ H2, H3 mỗi thẻ sẽ đặt những từ khoá khác nhau như từ khoá liên quan, từ khoá mở rộng… Như vậy sẽ không bị đánh dấu là Spam mà thân thiện với người đọc.

4. Thẻ Meta Description

Thẻ Meta Description là một đoạn mô tả ngắn hiện thị phía dưới Title và URL trong kết quả tìm kiếm (dưới 156 kí tự), đây là 1 đoạn mô tả ngắn gọn về nội dung của trang đích. Mức độc CTR cao hay thấp còn phụ thuộc khá nhiều vào đoạn mô tả này.  Dạo gần đây có nhiều ý kiến cho rằng thêm từ khoá vào Meta Description không còn quan trọng như trước tuy nhiên điều này theo quan niệm chủ quan của Yeads thì không hẳn vì khi mình nhập từ khoá trong thanh tìm kiếm của Google thì những kết quả hiện thị đầu tiên vẫn chứa từ khoá trong Description, không những thế từ khoá này còn được highlight trong phần mô tả.

SEO Onpage

5. Tối ưu readability

Tại sao bạn nên tối ưu Readability? Readability giúp người dùng dễ dàng đọc thu thập thông tin hơn, vì vậy người dùng sẽ lưu lại trang và đọc bài viết lâu hơn nhờ đó sẽ được google đánh giá nội dung chất lượng. Kết hợp với Internal Link, Readability sẽ giúp giảm tỉ lệ thoát và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

6. Tối ưu Content

Google có thể phân biệt được đâu là content hữu ích cho người dùng và đâu là content spam vì vậy Google đánh gia cao những trang web có nội dung chất lượng, sáng tạo và ngược lại cũng sẽ đánh dấu spam đối với những website có nội dung không chất lượng.

Ví Dụ một trong những yếu tố giúp Google đánh giá cao nội dung của bạn như đưa ra dẫn chứng cho từng sự vật sự việc cụ thể:

Trên đây là một vài ví dụ các mục chính về Làm SEO để những người mới có cái nhìn tổng quan hơn về SEO là làm gì. Những bài viết đã lên top hầu như là những bài có nội dung chuyên sâu về ngành nghề hoặc sản phẩm/ dịch vụ đó.

Giải pháp

Để có thể SEO được bài viết của mình lên trên tất cả các bài viết có nội dung chuyên sâu khác bạn cần phải nghiên cứu từ khoá về sản phẩm và dịch vụ của mình, xem và phân tích tất cả các nội dung trong top 10 và mình phải làm tốt hơn họ như vậy thì mới có khả năng bài của mình được lên top cao trên bàng xếp hạng công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, độ dài của bài viết cũng góp phần tăng điểm chất lượng nội dung. Một bài viết với nội dung càng dài thì sẽ được google đánh giá là nội dung chuyên sau vì nội dung dài và chuyên sâu sẽ khiến người dùng lưu lại trên trang lâu hơn để đọc hết nội dung. Do đó Google luôn khuyến khích những bài viết có nội dung dài ít nhất từ 1500 từ trở lên, những bài viết này sẽ có lợi thế lên top cao hơn những bài viết có ít nội dung.

7. In đậm Keywords

Dù là trong lời nói hay hành động bạn muốn người khác biết mình đang làm gì thì cần phải nhấn mạnh điều đó. Trong SEO cũng tương tự, để con BOT có thể hiểu bạn đang muốn SEO cho từ khoá nào thì hãy in đậm từ khoá đó lên, tuy nhiên không nên nhối nhết hết toàn bộ các từ khoá vào vì vậy BOT sẽ bối rỗi mà không biết bạn đang SEO cho từ khoá nào. Hơn nữa hãy đặt vị trí của mình vào người dùng, khi ngay cả bản thân mình đọc vào còn không hiểu hoặc không thể chấp nhận được mức độ nhồi nhét của từ khoá thì con BOT cũng vậy. Ngoài ra các từ khoá chính và từ khoá mở rộng cần được in đậm và phân bổ đều trong các thẻ ở H1, H1, H3… làm sao để đọc vào nội dung thấy tự nhiên và mạch lạc nhất.

8. Tối ưu Hình Ảnh

Với 1 bài viết có nội dung chuyên sâu thì không thể thiếu hình ảnh dẫn chứng hoặc minh hoạ vì vậy việc tối ưu hình ảnh để đăng lên web không chỉ để dẫn chứng hay minh hoạ mà còn có thể SEO hình ảnh giúp bạn tăng thêm khả năng click từ khách hàng tiềm năng.

Các nguyên tác để tối ưu và SEO hình ảnh:

 

9. Thêm TOC

TOC là viết tắt của từ Table Of Content đây là dạng Mục Lục cho trang web, đây là một chức năng giúp tối ưu trải nghiệm cho người dùng tốt hơn. Nhờ vào mục lục này người dùng có thể chọn đọc đúng thông tin mình tìm kiếm mà không cần đọc hết toàn bộ nội dung bài viết.

10. Tối ưu Internal và Outternal link

Một trong những cách tốt nhất để “giữ chân” người dùng ở lại trên web lâu hơn là kết hợp điều hướng link giữa các bài viết với nhau trong cùng 1 trang web được gọi là Internal Link. Ngoài ra Internal link còn hỗ trợ BOT của Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn. Cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hữu ích hơn nhờ đó nâng cao thứ hạng của Website và SEO.

External Link là link trỏ ra ngoài trang web, link này giúp Google hiểu rõ hơn về chủ để bạn đang nói đến trong nội dung. Quan trọng hơn External link giúp tăng độ trust của website với Google.

11. Cải thiện tốc độ loads của trang

Trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển thì tốc độ truyền tải của Internet cũng ngày càng nhanh do đó với 1 công cụ tìm kiếm siêu nhanh như Google sẽ không có chỗ cho các trang web tải trang chậm. Google đã đưa vào thuật toán đánh giá và xếp hạng các website có tốc độ tải chậm.

Để có thể biết trang của bạn đang tải quá chậm hoặc có những yếu tố nào khiến trang của bạn tải chậm bạn có thể dùng chính công cụ của Google là Google PageSpeed Insights để kiểm tra và điều chỉnh theo những đề xuất của google để cải thiện tốc độ load của website.

Với hình ảnh nên nén xuống dưới 150kb để đạt được tốc độ load web tốt nhất. Nên dùng công cụ như Photoshop hoặc Image Optimize để nén hình mà không làm giảm chất lượng hình.

Tối ưu code (bỏ khoảng cách, dấu phẩy, ký tự thừa, code thừa) để giảm thiểu CSS, JavaScript, HTML và tăng tốc độ tải trang lên…

12. Tối ưu giao diện thân thiện với Thiết Bị Di Động

Thiết bị di động đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khi thống kê của Google cho thấy lượng tìm kiếm từ thiết bị di dộng ngày càng tăng nhanh, thì việc tối ưu trải nghiệm người dùng với thiết bị di động chắc chắn sẽ được Google Ưu Tiên. Vì vậy, Google đánh giá cao những website thân thiện với thiết bị di động.

2 giao diện phổ biến thường được sử dụng tối ưu cho thiết bị di động là: Xây dựng riêng trang web cho phiên bản di động, hoặc Sử dụng responsive theme. Tuy nhiên Responsive theme thường được ưu tiên dùng nhiều hơn vì giao diện có thể co giãn phù hợp với tất cả kích thước các thiết bị di động.

13. Chuyển hướng link (301 Redirect), Link 404

Trong mục số 2 phía trên Yeads đã đề cập đến việc tối ưu URL và rút gắn gọn URL. Thế nhưng có thể sẽ có những trường hợp những trang web cũ họ vẫn dùng link dài, do đó bạn nên chuyển hướng link từ URL dài thành URL tối ưu để tránh việc sinh ra link 404 không mong muốn. Như bạn cũng biết link 404 là 1 liên kết gẫy do đó Google không thể index được nội dung bên trong vì vậy những liên kết gẫy có từ khoá lên top sẽ bị google cho xuống hạng vì không có content.

Lưu ý: Với những trang có từ khoá đã lên top thì không nên thay đổi URL vì khi thay đổi đột ngột thì những từ khoá đã lên top có thể sẽ bị rớt hạng.

14. Thêm nút share social vào website

Google sẽ dựa vào hành vi của người dùng để đánh giá chất lượng của bài viết. Thông thường khi chúng ta đọc được nội dung bài viết nào hay hoặc kiến thức bổ ích chúng ta thường chia sẻ lên mạng xã hội (Share Social) để người khác cùng đọc hoặc đơn giản chỉ là lưu lại để có thể đọc lại khi cần, vì vậy hãy chắc chắn rằng website của bạn đã có nút share social để tiện nhất cho người dùng khi họ đã đọc được kiến thức bổ ích và sẵn sàng share lên mạng xã hội.

15. Thêm giao thức https cho website

Năm 2014 Google đã chính thức đưa vào giao thức bảo mật SSL (https://) như 1 điểm để đánh giá điểm chất lượng cho website. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều SEOer chưa nhận thức được tầm quan trọng trong giao thức này vì vậy những năm sau đó những trang web có từ khoá chiếm chệ trên top đầu bảng xếp hạng tìm kiếm bị rớt xuống dưới những trang đã cài SSL chuyển đổi từ giao thức http sang https.

SEO Off-page

SEO Off-page là những thủ thuật tối ưu ngoài trang web và xây dựng liên kết (backlink) đến website của bạn. Bao gồm các trang web, blog cùng chủ đề, Marketing trên các kênh Social Media…. nhằm thu hút người dùng click vào liên kết và trăng traffic cho website giúp website lên top dễ dàng hơn.

SEO Offpage

1. Backlink Building

Backlink là một yếu tố không thể thiếu và nó cực kỳ quan trọng trong việc xếp hạng thứ hạng của một trang web. Vì vậy một trang web có càng nhiều backlink chất lượng thì càng được google ưu tiên xếp thứ hạng cao.

Thế nào là backlink chất lượng? những yếu tố nào để đánh giá backlink chất lượng?

  1. Backlink từ trang/ bài viết liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ đang SEO
  2. Sự liên hệ trong Topical Trust Flow
  3. Link Contextual
  4. Backlink từ trang có DR cao
  5. Có External Link cùng lĩnh vực
  6. Content gắn backlink chất lượng
  7. Backlink từ nhiều trang khác nhau và IP khác nhau
  8. Backlink có nhiều lượt click tới website của bạn (traffic)
  9. Anchor Text Link

Hiểu nôm na khi bạn có một backlink gắn trên một trang chất lượng cũng giống bạn chơi với người nổi tiếng, người ta nổi tiếng thì bạn cũng sẽ được nhiều người biết đến.

Google index liên tục và phân tích đánh giá rồi quyết định các yếu tố điểm chất lượng để xếp hạng phù hợp đối với website của bạn. Cụ thể, những con bot của google sẽ tìm kiếm và thu thập dữ liệu Internet liên tục, do đó khi website của bạn sở hữu nhiều backlink chất lượng từ các page có độ trust cao thì sẽ được những con bot này index. Sau đó các thuật toán liên quan sẽ làm việc đánh giá và quyết định kết quả xếp hạng website của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi thường xuyên các backlink không rõ nguồn gốc (có thể bị chơi xấu từ đối thủ). Điều này giúp Website của bạn tránh bị ảnh hưởng xấu và bị Google phạt.

2. Social Marketing

Các kênh Social Media là một phần không thể thiếu trong SEO Backlink những kênh này rất dễ xây dựng link, và có thể mang về lượng traffic lớn. Khi bạn có một nội hay chất lượng + một cộng đồng Social lớn sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người đọc và khả năng được chia sẻ bài viết cũng cao hơn. Công việc đơn giản chỉ cần copy và paste link trang Web lên những trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Youtube, Instagram, Linkedin….

3. Blog, Forum/ Money Backlink

Những nguồn để xây dựng Backlink miễn phí và cũng không thể thiếu đó là Forum và Blog. Tuy nhiên những nguồn này do miễn phí và cũng dễ tạo nên cũng bị nhiều anh em SEOer spam triệt để do đó chất lượng backlink cũng không được cao. Để có được những backlink chất lượng nên tìm và liên hệ tới Moneysite (Những trang có độ trust cao như các trang báo mạng hoặc các trang cùng lĩnh vực với trang web của bạn đang SEO).

Kết Luận

Qua bài viết này Bạn đã có thể biết công việc của SEOer là làm gì và Làm SEO là làm gì. Cần Dịch Vụ SEO Web hãy liên hệ ngay với Yeads để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Nguồn: Yeads
Hotline: 0941901123
Email: yeads.vn@gmail.com
Website: www.yeads.vn
address: No 109 Nguyen Van Quy street, Tan Thuan Dong ward, District 7, HCMC

5/5 (1 Review)
Exit mobile version