Đổ bê tông sàn là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền của côn công trình. Do đó, việc thi công đổ bê tông sàn cũng đòi hỏi áp dụng đúng kỹ thuật và đúng quy trình để đạt chất lượng tốt nhất. Bài viết dưới đây Việt Tín sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ quy trình đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của mình.
1. Sàn bê tông là gì & Vai trò của sàn bê tông?
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sàn bê tông và vai trò của sàn bê tông đối với cả công trình xây dựng.
1.1 Sàn bê tông là gì?
Sàn bê tông là cấu kiện quan trọng trong xây dựng, được sử dụng rộng rãi để tạo bề mặt vững chắc và bền bỉ. Được làm chủ yếu từ xi măng, nước và cốt liệu (sỏi, cát hoặc đá), những vật liệu này được trộn với nhau để tạo thành hỗn hợp cứng dần theo thời gian.
1.2 Vai trò của sàn bê tông với công trình xây dựng
Sàn bê tông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng, đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu như:
- Chịu lực: Sàn bê tông là bộ phận chính chịu tải trọng của công trình, bao gồm trọng lượng bản thân, tải trọng sử dụng (đồ đạc, con người,…) và tải trọng ngoài trời (mưa, tuyết,…). Khả năng chịu lực cao của bê tông giúp đảm bảo an toàn và độ bền vững cho công trình.
- Chia tách các tầng: Sàn bê tông tạo ra các tầng riêng biệt trong công trình, giúp phân chia không gian sử dụng cho các mục đích khác nhau.
- Cách âm, cách nhiệt: Sàn bê tông có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, giúp giảm tiếng ồn và điều hòa nhiệt độ trong công trình.
- Chống cháy: Bê tông là vật liệu có khả năng chống cháy tốt, giúp bảo vệ công trình khỏi hỏa hoạn.
- Tạo mặt phẳng: Sàn bê tông tạo ra mặt phẳng để thi công các lớp hoàn thiện như lát gạch, sơn nền,…
- Ngoài ra, sàn bê tông còn có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác như làm mái che, đường đi, bể chứa nước,… và góp phần nhiều vào tính thẩm mỹ của công trình
2. Quy trình đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn
Đổ bê tông sàn là một công đoạn quan trọng cần được thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn. Việc tuân thủ quy trình thi công và chú ý các biện pháp an toàn sẽ giúp đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho công trình. Dưới đây là những điều cần lưu ý và quy trình đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn:
2.1. Chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn:
- Kiểm tra chất lượng cốt thép:Cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cốt thép trước khi đổ bê tông, bao gồm: chủng loại, kích thước, hình dạng, vị trí đặt, độ gỉ sét, mối hàn,… Đảm bảo cốt thép được đặt đúng theo bản vẽ thiết kế và được liên kết chắc chắn với nhau.
- Chuẩn bị cốp pha: Cốp pha phải được lắp đặt đúng vị trí, kích thước và đảm bảo độ kín khít để tránh rò rỉ bê tông. Vệ sinh cốp pha sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác. Có thể sử dụng chất tách khuôn để bôi lên bề mặt cốp pha giúp dễ dàng tháo dỡ sau khi thi công.
- Chuẩn bị bê tông: Bê tông cần được trộn theo đúng tỷ lệ cấp phối và mác bê tông theo yêu cầu thiết kế. Cần đảm bảo nguồn vật liệu cung cấp uy tín, chất lượng và có đầy đủ giấy tờ kiểm định. Sử dụng máy trộn bê tông để đảm bảo bê tông được trộn đều và đạt được độ dẻo dai tốt nhất.
- Chuẩn bị máy móc và thiết bị: Cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm, xe chở bê tông, dụng cụ bảo hộ lao động,…Đảm bảo các máy móc và thiết bị hoạt động bình thường để quá trình đổ bê tông không bị gián đoạn.
- Chuẩn bị nhân lực: Đổ bê tông diễn ra với nhiều công đoạn như cán bê tông, đổ bê tông, trộn bê tông,… Tùy vào quy mô công trình để cần tính toán số lượng nhân công cho hợp lý. Cần bố trí nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm thi công đổ bê tông sàn. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, đảm bảo được chất lượng công trình.
2.2. Quá trình đổ bê tông sàn chuẩn kỹ thuật:
- Bước 1: Thực hiện đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật theo hướng giật lùi 1 lớp để đảm bảo chất lượng bê tông, hạn chế tình trạng nứt và phân tầng bê tông.
- Bước 2: Bê tông cần được đổ liên tục, tránh trường hợp bị gián đoạn quá lâu.
- Bước 3: Sử dụng đầm dùi hoặc máy đầm rung để đầm bê tông kỹ lưỡng, đảm bảo bê tông được phân bố đều và kết dính chặt với nhau.
- Bước 4: Thực hiện thao tác như gạt mặt, đầm, xoa nền theo hình thức “cuốn chiếu” từng khu vực đã đổ được khoảng 15 phút.
- Bước 5: Sau khi đổ bê tông từ 2-4 giờ, tiến hành bảo dưỡng bê tông bằng cách tưới nước liên tục và/hoặc che phủ lên bề mặt bê tông vật liệu giữ nước. Thời gian bảo dưỡng phải được tiến hành liên tục trong 12 giờ.
3. Lưu ý sau khi đổ bê tông
Để đạt hiệu quả cao nhất cho sàn bê tông, sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông sàn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Sau khi đổ bê tông xong, trong tuần đầu tiên cần tưới nước liên tục lên bề mặt bê tông.
- Nếu 2 ngày sau khi đổ bê tông trời mưa thì phải dùng bạt để che chắn. Không được để mưa rơi trực tiếp gây ra hiện tượng rỗ mặt bê tông.
- Trong 3 ngày đầu, không được đi lại hay để vật liệu trên sàn bê tông mới đổ. Nếu là thời tiết mùa hè, sau một ngày rưỡi là bạn có thể đi lên sàn bê tông.
- Trong 7 ngày đầu, buổi ngày tưới bảo dưỡng 1 lần cách nhau 3 tiếng, buổi tối tưới ít nhất 1 lần.
Ưu điểm thi công xây nhà trọn gói ở Xây Dựng Việt Tín
|
Xem thêm video những lưu ý khi đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật, an toàn từ Việt Tín
Kết Luận
Đổ bê tông sàn đúng quy trình sẽ đảm bảo được sự vững bền và tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình xây dựng. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Xây Dựng Việt Tín hy vọng với những nội dung trên đây về quy trình đổ bê tông đạt chuẩn có thể giúp cho bạn có thông tin để đổ được sàn bê tông chất lượng.
Theo dõi Việt Tín trên
XEM THÊM
Báo giá mới nhất tại Việt Tín
Các thông tin hữu ích từ Việt Tín: Kinh nghiệm xây nhà
Các mẫu thiết kế: Mẫu Nhà Việt Tín
======================================================
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VIỆT TÍN
Trụ sở: 143 đường số 12, KDC Cityland Park Hill, phường 10, Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 0787.22.39.39
Email: viettinconstructions@gmail.com
Facebook: facebook.com/VietTinConstruction/