Những Lưu Ý Khi Mở Quán Trà Sữa Nhượng Quyền
Những Lưu Ý Khi Mở Quán Trà Sữa
Bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ ăn uống F&B sẽ dễ dàng nhận thấy rằng mô hình trà sữa đang ngày càng phổ biến khi một ngày có từ vài quán cho đến hàng chục quán mới ra đời. Với số lượng khách hàng dồi dào, việc các chủ quán mong muốn “dấn thân” vào việc kinh doanh trà sữa là điều không khó hiểu. Xuất phát từ việc hy vọng có lượng khách và nguồn doanh thu ổn định, vì thế, nhiều chủ quán quyết định lựa chọn mở quán trà sữa nhượng quyền. Nếu bạn cũng dự định bắt đầu kinh doanh bằng hình thức này và đang phân vân, thì hãy tham khảo những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Mô hình nhượng quyền được khá nhiều chủ quán lựa chọn, bởi thay vì phải tốn một khoảng thời gian dài để xây dựng thương hiệu nhưng không đảm bảo về mặt doanh thu thì hình thức mua nhượng quyền là phương án kinh doanh trà sữa an toàn hơn cả. Vì bạn có thể tận dụng được độ nổi tiếng cũng như số lượng khách hàng trung thành sẵn có nhằm đảm bảo nguồn lợi nhuận ổn định. Dù cho các đối tác đều có quy trình vận hành chặt chẽ, nhưng bạn vẫn cần ghi nhớ những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền được chia sẻ dưới đây để đảm bảo quyền lợi và kết quả kinh doanh cho bản thân.
1. Tìm hiểu kỹ về thương hiệu và thị trường
Một trong những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền thường bị các chủ quán sơ ý bỏ qua đó là không tìm hiểu về thương hiệu và thị trường. Phần lớn chủ quán thường chỉ chăm chăm vào việc chọn lựa bên nhượng quyền mà tự bản thân cho rằng là nổi tiếng, phổ biến và đắt khách. Đến khi ký kết hợp đồng và hợp tác, thì họ mới nhận thấy là thương hiệu này không như họ từng tưởng tượng.
Chính vì thế, để tránh trường hợp này thì một lời khuyên cho những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền là bạn hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về quá trình hình thành, sứ mệnh và phương hướng kinh doanh của họ, quan trọng nhất là bạn hãy đề nghị bên đối tác cung cấp những số liệu doanh thu cho bạn. Với những thương hiệu uy tín và có tên tuổi, họ sẽ chẳng ngần ngại cho bạn biết các số liệu kinh doanh này, còn nếu họ không đồng ý thì bạn hãy thận trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng hay so sánh những thông tin có được từ đối tác với mục tiêu và mong muốn của bản thân, nếu phù hợp thì bạn hãy lựa chọn hợp tác. Còn khi thấy có những sự khác biệt, bạn nên tham khảo thêm các đối tác khác, bởi nếu không thực sự tương đồng về mục tiêu và chiến lược kinh doanh, lời khuyên cho bạn là đừng ép bản thân phải hợp tác vì họ là thương hiệu lớn. Do những suy nghĩ khác nhau này sẽ là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề trong suốt quá trình hợp tác.
Ngoài ra, những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền khác là bạn hãy quan sát thị trường, xem đâu là xu hướng, nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Bởi có thể ở hiện tại, đây là thương hiệu “đắt khách” nhưng biết đâu chỉ sau vài tháng, khách hàng lại thay đổi sở thích, khi đó bạn sẽ khó mà xoay chuyển kết quả kinh doanh do phụ thuộc vào hợp đồng đã ký kết. Vì có không ít chủ quán buộc phải đóng cửa trước thời hạn hợp đồng bởi mô hình kinh doanh đã không còn được khách hàng yêu thích và ưa chuộng.
2. Lựa chọn thương hiệu phù hợp
Trong số những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền thì sau khi đã có một số thông tin sơ bộ, bạn hãy đưa ra quyết định về thương hiệu hợp tác dựa trên sự phù hợp. Bởi các chủ quán đã có kinh nghiệm chia sẻ những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền là lựa chọn tốt nhất không hẳn là thương hiệu nổi tiếng nhất mà phải là đối tác phù hợp nhất. Vì chỉ khi cả 2 có những sự tương đồng về mục tiêu và phương hướng phát triển thì quá trình hợp tác mới thực sự suôn sẻ. Muốn biết được bên nhượng quyền có phù hợp hay không, bạn sẽ cần dựa trên các yếu tố như chi phí, hình thức nhượng quyền, các điều khoản, mô hình cũng như phân khúc khách hàng.
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn thương hiệu cho phép bạn mua nhượng quyền, tuy nhiên để bạn có thể dễ dàng lựa chọn được đối tác phù hợp, dưới đây là những đặc trưng của các thương hiệu:
- The Alley: đây là thương hiệu đến từ Đài Loan với món đặc trưng là sữa tươi trân châu đường đen, đòi hỏi chi phí nhượng quyền khá cao từ 600 triệu đến 1,2 tỷ VNĐ. The Alley hướng tới những khách hàng có khả năng chi trả cao.
- Tocotoco: là thương hiệu trà sữa Việt Nam ưu tiên dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên, mức phí nhượng quyền khoảng 160 đến 300 triệu đồng tùy khu vực, tổng chi phí khoảng từ 600 triệu. Tocotoco phục vụ chủ yếu là các khách hàng trẻ, năng động, chủ yếu là sinh viên với mức giá ở mức trung bình cao.
- Gong Cha: có thể được xem là một trong những trà sữa “ăn khách” nhất tại Việt Nam với dòng kem sữa độc quyền, hướng tới khách hàng ở phân khúc có thu nhập khá. Tổng chi phí nhượng quyền là từ 3 đến 5 tỷ VNĐ, đây được xem là mức giá khá “chát” nhưng bù lại có lượng khách hàng cực kỳ dồi dào.
- Miutea: thương hiệu phù hợp nếu bạn có dự định hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, người lao động có mức chi trả vừa phải, mức nhượng quyền từ 150 triệu – 230 triệu.
- Pozaa Tea: một thương hiệu trà sữa nhượng quyền khá “có tiếng” và có một chuỗi cửa hàng cửa hàng cực kỳ phát triển, phủ sóng nhiều tỉnh/thành tại Việt Nam. Hướng đến các khách hàng trẻ có mức thu nhập trung bình – khá. Mức phí nhượng quyền khoảng 490 triệu.
3. Xem xét kỹ các điều khoản
Một trong những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền mà các chủ quán phải cực kỳ lưu tâm đó là hãy xem xét kỹ các điều khoản của hợp đồng. Việc nắm rõ các quy tắc hợp tác giúp bạn có sự chuẩn bị và phát triển phù hợp, cũng như tránh được các tranh chấp pháp lý có thể phát sinh trong quá trình hợp tác. Bạn sẽ cần xem xét rõ về hình thức nhượng quyền, bởi có thương hiệu sẽ cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn hoạt động kinh doanh, yêu cầu đối với bên mua nhượng quyền chỉ đơn giản là mua nguyên vật liệu từ họ, đảm bảo quy trình vận hành theo chuẩn của thương hiệu là được. Trong khi có thương hiệu sẽ yêu cầu hợp tác 50/50, tức bạn sẽ đầu tư số vốn nhất định, hãng sẽ vận hành toàn bộ quán, sau đó thực hiện chia lợi nhuận cho bạn. Việc nắm rõ cách thức nhượng quyền giúp bạn biết được hướng đi tiếp theo của quá như thế nào.
Bên cạnh đó, những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền về điều khoản là hãy nghiên cứu kỹ xem thời hạn bắt buộc của hợp đồng là bao lâu, bạn có được quyền được chấm dứt trước khi kết thúc hợp đồng hợp tác hay không, bạn cần thực hiện việc gia hạn ra sao và những yếu tố bạn được toàn quyền kiểm soát hoặc sáng tạo. Vì nếu không nắm rõ những quy định này, nếu chẳng may bạn vi phạm, bạn có thể rơi vào một vụ kiện pháp lý không đáng có với thương hiệu. Ngoài ra, việc tìm hiểu kỹ điều khoản cũng giúp bạn kịp thời thỏa thuận và thương lượng để đảm bảo quyền lợi cũng như các yêu cầu khác. Trong kinh doanh, một khi đã được xác định bằng chữ ký và văn bản, bạn sẽ khó mà thay đổi, vì thế hãy cẩn thận trong việc xem xét điều khoản để tránh “tiền mất tật mang” khi mua nhượng quyền.
Có rất nhiều những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền bạn cần ghi nhớ, điều này có thể sẽ khiến bạn khá bối rối lúc đầu. Tuy nhiên, đừng vì thế mà chủ quán và đặt niềm tin hoàn toàn vào đối tác nhượng quyền, bởi nó có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Hy vọng những lưu ý khi mở quán trà sữa nhượng quyền được chia sẻ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và đúng đắn nhất để việc kinh doanh được thuận lợi.
Nguồn FnB Việt Nam