Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Cho Người Mới Bắt Đầu
Lĩnh vực cà phê dù là ngành được đánh giá là có mức độ cạnh tranh lớn và khả năng đào thải cực nhanh nếu không kinh doanh hiệu quả, nhưng vẫn là lựa chọn hàng đầu cho những người khởi nghiệp, đặc biệt là những ai quan tâm F&B. Hiểu được những khó khăn và thách thức các chủ quán phải đối mặt, những kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu gợi ý dưới đây sẽ là “cứu cánh”.
Khởi nghiệp kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt là kinh doanh quán cafe, tuy nhiên nếu nắm rõ những kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu này, bạn sẽ tránh được những sai lầm không đáng có để việc mở quán cafe thuận lợi hơn.
1. Những yếu tố cần chú ý trong quá trình chuẩn bị
Đối với những người đi trước, một kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu mà họ muốn chia sẻ chính là hãy tập trung toàn bộ công sức, thời gian và tâm huyết trong khâu chuẩn bị. Bởi chỉ cần bạn chuẩn bị tốt, bạn đã đạt được 50% sự thành công. Và trong khâu chuẩn bị, các chủ quán lần đầu khởi nghiệp hãy nhớ hoàn thành đầy đủ các bước sau:
1.1. Nghiên cứu thị trường – đối thủ
Việc quan trọng đầu tiên sau khi bạn có dự định mở quán cafe chính là hãy dành thời gian để nghiên cứu thị trường cũng như tìm hiểu về các đối thủ mà bạn có thể phải đối mặt. Hai nhiệm vụ này cực kỳ quan trọng bởi theo kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu được rút ra thì đôi khi, có những ý tưởng được sinh ra chỉ để thỏa mãn nhu cầu của một người trong khi mọi người không cần đến. Đây chính là lý do khiến nhiều cửa hàng cafe bị đào thải chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt.
Vì thế, việc nghiên cứu thị trường chính là cách hiệu quả và khả thi nhất để các chủ quán mới kinh doanh đánh giá được mức độ khả dụng của dự án, nếu thị trường không có nhiều nhu cầu thì kịp thời đổi mới và chỉnh sửa để tránh mắc phải sai lầm. Chỉ khi nghiên cứu thị trường, bạn mới nắm bắt được xu hướng và thị hiếu hiện nay của lĩnh vực là gì để kịp thời bắt nhịp, nếu không quán của bạn dù ra sau nhưng sẽ trở nên cũ kỹ và lỗi thời trong mắt khách hàng.
Song song đó, một công đoạn bạn cũng cần thực hiện chính là tìm hiểu về đối thủ, ở đây bạn cần hiểu tất tần tật về những ai đang hoạt động trong lĩnh vực này, ai sẽ là đối thủ trực tiếp bạn cần đánh bại, và những thương hiệu nào đang dẫn đầu. Từ đó, bạn nghiên cứu kỹ hơn về điểm mạnh và điểm yếu để giúp quán của bạn tận dụng được những điểm yếu của đối thủ và khắc phục được nó cũng như đánh giá và xem xét liệu rằng điểm độc đáo của thương hiệu bạn dự định tạo ra có đủ để gây bất ngờ và tạo được ấn tượng cho khách hàng không. Bạn cần nhớ rằng, dù quy mô lớn hay nhỏ thì việc nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường và đối thủ không bao giờ là thừa, bởi nó giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về lĩnh vực để bạn có sự chuẩn bị phù hợp. Điều này sẽ là nền tảng giúp bạn vận hành quán hiệu quả và thành công.
1.2. Chuẩn bị vốn – Lập kế hoạch
Khi đã nghiên cứu thị trường và đối thủ để biết được tính thực tế của ý tưởng kinh doanh, thì lời khuyên tiếp theo dựa trên kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu là bạn hãy tính toán về lượng vốn cần sử dụng cho toàn bộ việc kinh doanh của quán.
Nguồn vốn này bao gồm các chi phí từ lệ phí hoàn tất các giấy phép, chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị – nguyên liệu cho đến các chi phí vận hành như tiền lương nhân viên, điện nước, wifi. Việc liệt kê chi tiết số vốn cần dùng sẽ giúp bạn có những chiến lược phù hợp, đồng thời xem xét liệu rằng bạn có cần vay vốn, nhờ hỗ trợ hoặc gọi vốn hay không. Hoặc nếu không có thêm vốn thì bạn sẽ có kế hoạch cân đối chi phí sao cho hợp lý.
Bên cạnh việc xác định vốn, một kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu khác cần ghi nhớ là lên kế hoạch cho việc điều hành hoạt động quán. Với công đoạn này, bạn sẽ lập kế hoạch kinh doanh cho quán để dựa trên đó, bạn có công cụ so sánh và đối chiếu về mức độ hiệu quả của quán. Ngoài ra, một kế hoạch quan trọng khác bạn cũng cần quan tâm là chiến lược tiếp thị. Khi lập kế hoạch cho việc truyền thông, bạn sẽ dễ dàng chọn được công cụ quảng cáo phù hợp cho từng giai đoạn.
Cụ thể như trước khai trương thì bạn có thể chạy quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram… hay chơi trò chơi để được tham dự khai trương. Trong khai trương sẽ có các chương trình khuyến mãi đặc biệt còn sau khai trương là các chiến dịch giúp giữ tương tác với khách hàng.
Hãy nhớ chỉ khi bạn lập kế hoạch, hoạt động kinh doanh của bạn mới được đảm bảo đi đúng hướng và cũng như kịp thời điều chỉnh nếu có sai lệch.
1.3. Đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý
Một công việc mà những người mới thường quên khi bắt đầu kinh doanh là không đăng ký đầy đủ các giấy tờ pháp lý theo quy định. Do đó, kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu là hãy ưu tiên hoàn thành thủ tục đầu tiên, khi bạn đã xác định được loại hình và quy mô kinh doanh. Bởi nếu không hoàn thành đăng ký, bạn sẽ rất dễ quên và điều này sẽ khiến cho quán cafe của bạn gặp nhiều rắc rối không đáng có xảy ra.
Đối với quán cafe, các thủ tục pháp lý bạn cần ưu tiên đăng ký và thực hiện là đăng ký giấy phép kinh doanh và các chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu nữa là bạn hãy lựa chọn các nhà cung cấp, đối tác nguyên liệu, thực phẩm cho quán có các giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm cũng như giấy chứng nhận xuất xứ. Bởi đây sẽ là những yếu tố không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với khách mà còn đảm bảo bạn tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Những kinh nghiệm cần ghi nhớ khi vận hành quán cafe
Bên cạnh các lưu ý trong khâu chuẩn bị, những kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu cũng vô cùng quan trọng cũng như giúp cho việc điều hành dễ dàng và hiệu quả hơn.
2.1. Hãy luôn theo dõi, giám sát tình hình kinh doanh
Dựa trên những thất bại, kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu là các chủ quán hãy luôn theo dõi hoạt động kinh doanh thường xuyên và liên tục. Điều này giúp bạn nắm bắt kịp thời các sự cố để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó, việc giám sát cũng giúp bạn đánh giá được hoạt động kinh doanh có hiệu quả như kế hoạch dự kiến không, từ đó, kịp thời đưa ra các chiến lược mới để cải thiện tình hình. Đồng thời, việc này giúp bạn theo dõi sát sao được nguồn vốn và chi phí để đảm bảo duy trì hoạt động quán.
Có khá nhiều người chủ quan, khi quán bắt đầu đi vào ổn định, họ dần lơ là và không chú ý đến tình hình quán. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, bạn sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng khiến quán bị ảnh hưởng chẳng hạn như thâm hụt vốn hoặc bị thất thoát. Do đó, bạn cần đảm bảo luôn quan tâm và để ý đến hoạt động của quán.
2.2. Xử lý tình huống, sự cố phát sinh
Khi vận hành quán, với những ai mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, bạn sẽ gặp phải vô vàn rắc rối và thử thách bởi hàng loạt vấn đề phát sinh. Chính vì thế, để khắc phục tình huống này, một kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu là bạn hãy tìm hiểu các trường hợp có thể phải đối mặt khi phục vụ khách hàng. Nếu không chuẩn bị cho các sự cố bất khả kháng, cả bạn lẫn nhân viên đều sẽ có cách xử lý thiếu hiệu quả. Điều này có thể ảnh hưởng đến tên tuổi và hình ảnh của quán.
Do đó, bạn hãy quan sát và xem xét đâu là những vấn đề các quán cafe khác sẽ gặp phải như khách hàng trả món, cư xử với khách “khó tính” thế nào. Từ đó, nghĩ ra những cách giải quyết và xử lý phù hợp. Sau đó, bạn hãy hướng dẫn và đào tạo lại cho nhân viên để đảm bảo quán có một quy trình chuẩn để xử lý các vấn đề này, tránh khiến cho khách hoang mang và khó chịu vì cách giải quyết thiếu triệt để.
Kinh doanh cà phê chưa bao giờ là công việc dễ dàng, nhưng nếu ghi nhớ và vận dụng những kinh nghiệm mở quán cafe cho người mới bắt đầu đã gợi ý, tin chắc quán cafe của bạn sẽ sớm thành công và vận hành ổn định.
Nguồn FnB Việt Nam