BlogFaceseo ® – Mạng Tương Tác Dành Cho Seoer Chuyên Nghiệp

Làm Sạch Bề Mặt Kim Loại Trước Mạ Bằng Phương Pháp Cơ Học

may-phun-bi-rotec-viet-nam

Có thể nói công đoạn làm sạch bề mặt kim loại trước khi mạ hoặc trước khi sơn phủ là công việc bắt buộc, hoặc theo yêu cầu của chu trình công nghệ hoặc theo tiêu chuẩn chung của ngành. Trong bài viết này chúng ta cùng xem xét phương pháp chuẩn bị bề mặt trước mạ bằng phương pháp cơ học.

1. Những Phương Pháp Làm Sạch Bề Mặt Kim Loại Trước Mạ

     Trước khi cho chi tiết vào bể mạ phải làm cho bề mặt cần mạ thật phẳng, sắc nét, bóng, tuyệt đối sạch các chất dầu mỡ, màng oxit…

     Những phương pháp chuẩn bị bề mặt trước khi mạ điện gồm:

2. Làm Sạch Bề Mặt Bằng Phương Pháp Cơ Học Trước Khi Mạ

–    Mài, nhằm loại bỏ hết gỉ, oxit, chất bẩn, ba via…để đạt độ nhám yêu cầu. Sau mài yêu cầu độ nhám bề mặt Rz= 25-160 mkm (micromet) tùy cỡ cát mài và cách gia công.

–    Đánh bóng, là làm cho bề mặt sau mài nhẵn thêm và bóng sáng lên. Sau đánh bóng yêu cầu Rz <= 0,1 mkm.

Sử dụng máy mài để đánh bóng sản phẩm

3. Phương Pháp Làm Sạch Bề Mặt Các Chi Tiết Nhỏ

Với các chi tiết nhỏ không thể gá kẹp lên máy mài, người ta áp dụng phương pháp quay hoặc xóc trong các thùng quay để làm sạch bề mặt. Có thể quay khô có hay không có vật liệu mài, hoặc quay ướt cùng với chất lỏng và vật liệu mài. Trong quá trình quay chi tiết va chạm nhau và va chạm với các hạt mài sẽ làm sạch và nhẵn bề mặt hơn.

Vật liệu mài có nhiều loại, có thể là mảnh vụn của đá mài corun, gốm. Cỡ mảnh mài có thể từ 3,30mm.

– Độ nhám bề mặt trước khi mài: R= 40 mkm     ; Ra= 2,5 mkm;

– Độ nhám bề mặt sau khi mài:    R= 1,25 mkm  ; Ra= 0,63 mkm;

– Trước khi đánh bóng ướt:  Ra= 2,5 – 0,63 mkm;

– Sau khi đánh bóng ướt:      Ra= 0,32 – 0,80 mkm;

Xóc là quá trình cho vật cần làm sạch cùng với hạt mài, chất độn, chất hoạt động bề mặt vào thùng và được rung theo những tần số và biên độ khác nhau. Xóc được dùng để mài, đánh bóng, loại bỏ ba via, vê tròn cạnh, làm sạch vật đúc, sạch gỉ, tăng độ nhẵn.

So với quay, xóc cho năng xuất cao hơn, gia công được cả mặt trong lẫn mặt ngoài, áp dụng cho nhiều loại hình chi tiết khác nhau.

Có hai cách xóc: xóc ẩm và xóc ướt. Xóc ẩm 20% thể tích khoang chứa là chất lỏng. Xóc ướt chi tiết luôn được ngập trong chất lỏng, các cặn bẩn được loại bỏ ngay trong khi xóc.

4. Máy Phun Bi Làm Sạch Bề Mặt Kim Loại

Hiện nay, phương pháp làm sạch bề mặt phổ biến là sử dụng máy phun bi làm sạch, sản phẩm sau làm sạch  bằng máy phun bi cho ra tiêu chuẩn chất lượng đạt SA2.5-SA3, quá trình làm sạch không gây bụi ra môi trường, thời gian làm việc 1 mẻ chỉ trong vài phút nhưng lại được khối lượng lớn sản phẩm. Đặc biệt sử dụng máy phun bi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công nhân vận hành.

Hình ảnh mô phỏng chi tiết được làm sạch trong thùng quay của máy phun bi băng tải cuốn

Để được tư vấn kỹ hơn về máy phun bi làm sạch bề mặt kim loại, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline Rotec Việt Nam 0971.506.268

Thông Tin Liên Hệ

CÔNG TY TNHH ROTEC VIỆT NAM

Miền Bắc:

Miền Nam:

0/5 (0 Reviews)
Exit mobile version