Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Văn Phòng
Cà phê vốn là một lĩnh vực được yêu thích bởi đại đa số người dân Việt Nam nhưng có thể nói nhân viên văn phòng là những người không thể sống thiếu cà phê. Do đó, mở quán cafe cho dân văn phòng là lựa chọn đầy tiềm năng dành cho những ai muốn khởi nghiệp. Tuy vậy, nhóm khách hàng này vẫn có những sở thích riêng biệt bạn cần chú ý và quán của bạn sẽ là điểm đến lý tưởng nếu bạn áp dụng những kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng dưới đây.
Kinh doanh cà phê tuy là thị trường có tương lai rộng mở nhưng cũng đừng vì thế mà bạn chủ quan, việc trang bị những kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng giúp bạn “ghi điểm” với khách hàng sẽ là những lợi thế giúp bạn tạo được sự chú ý cũng như đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác. Trước khi hoàn thiện quá, bạn cần xác định cho mình phương hướng đúng đắn dựa trên những kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng quan trọng sau:
1. Các mô hình phổ biến
Hiếm có lĩnh vực nào có đa dạng mô hình để bạn có nhiều sự lựa chọn như quán cafe, tuy nhiên, đây là gợi ý về 3 hình thức quán cafe văn phòng được nhiều khách hàng ưa chuộng và phổ biến trên thị trường hiện nay:
1.1. Cafe đặc sản – Specialty coffee
Đây là mô hình khá mới tại Việt Nam nhưng được rất nhiều dân văn phòng ưa chuộng bởi nhiều lý do. Nổi bật trong số đó là những quán cafe đặc sản đảm bảo nguồn nguyên liệu khi họ sử dụng cà phê nhập khẩu hoặc những giống cao cấp được trồng tại Việt Nam, do đó, chất lượng của ly cà phê luôn ở mức tốt nhất. Bên cạnh đó, mô hình cafe đặc sản chỉ phục vụ nhóm khách sành về cà phê, nên không bị ồn ào hay xô bồ như những hình thức khác, vì vậy mà những nhân viên văn phòng có thể thuận tiện trao đổi với khách hàng, đối tác của mình hoặc làm việc.
Để thực sự thu hút được dân văn phòng với mô hình này, bạn cần nhớ một số kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng quan trọng. Thông thường, mức giá của quán cafe đặc sản cao hơn mức giá trung bình trên thị trường, vì vậy, bạn buộc phải đem đến trải nghiệm xứng đáng cho các khách hàng của mình. Ngoài việc sử dụng nguồn nguyên liệu có chất lượng thì đặc trưng của mô hình này là sử dụng các cách pha chế cầu kỳ và công phu như Syphon, Pour Over hay Cold Brew, do đó, bạn hãy đảm bảo quán có thể phục vụ khách hàng những tách cà phê được pha theo những hình thức này. Thêm vào đó, việc mở quán cafe đặc sản sẽ cần bạn đầu tư vào việc tuyển dụng các barista có chuyên môn và kinh nghiệm, bởi việc pha chế một tách cà phê đặc sản chuẩn vị không phải ai cũng làm được. Mặc dù yêu cầu với mô hình này khá khắt khe nhưng bù lại mức độ cạnh tranh không nhiều và được khá nhiều dân văn phòng yêu thích. Do đó, nếu bạn am hiểu và đam mê cà phê thì đây là loại hình cafe văn phòng lý tưởng dành cho bạn.
1.2. Cafe cơm văn phòng
Đây có thể nói là mô hình thu hút khách hàng văn phòng hàng đầu. Nếu muốn quán hoạt động hiệu quả và có lời, bạn sẽ cần lưu tâm đến một số kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng khi chuẩn bị. Điều đầu tiên là bạn cần xác định mức giá hợp lý bởi đa phần dân văn phòng sẽ có tần suất ăn ngoài khá thường xuyên và họ là nhóm khách hàng trung thành đem lại nguồn thu ổn định cho quán. Vì thế, nếu bạn định giá quá cao, họ sẽ hiếm khi quay lại và thậm chí, sẽ chia sẻ điều này với các đồng nghiệp khác khiến công việc kinh doanh của bạn bị ảnh hưởng. Kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng thứ 2 chính là bạn nên nắm bắt kịp thời các xu hướng ăn uống của họ để kịp thời đáp ứng, vì họ là những người liên tục cập nhật các phong cách ẩm thực mới. Chẳng hạn như hiện tại, dân văn phòng là những người quan tâm đến sức khỏe do đó họ ưu tiên rau củ trong bữa ăn, vì thế, muốn “ghi điểm”, bạn cần có các món rau trong thực đơn và thậm chí là món chay.
Bên cạnh đó, thêm một kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng quan trọng bạn nên nhớ là đảm bảo tốc độ phục vụ, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Thường các công ty sẽ có giờ nghỉ trưa không khác biệt, khoảng từ 12 giờ đến 13 giờ 30, vì thế lượng khách đến quán cùng thời điểm rất đông. Bởi thời gian nghỉ khá hạn chế, nên quán nào phục vụ càng nhanh sẽ càng “được lòng” các khách hàng. Cho nên, hãy chắc rằng bạn có đủ nhân sự để có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu, đồng thời khu vực quán đủ không gian để tránh việc phải chen lấn hay chật chỗ khiến trải nghiệm bị ảnh hưởng.
1.3. Cafe coworking space
Cùng với sự thịnh hành của công việc tự do – freelance – thì các mô hình quán cafe làm việc chung (coworking space) cũng theo đó mà nở rộ. Bởi với những mô hình cafe này, khách hàng sẽ có khu vực riêng của mình tránh bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, thậm chí có cả phòng riêng để sử dụng mỗi khi cần họp. Kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng hiệu quả cho hình thức này là bạn cần có kế hoạch phân chia khu vực sao cho phù hợp cũng như không gian thoải mái để đảm bảo sự riêng tư cho từng khách hàng.
Tuy nhiên, chính vì thế, mà với mô hình này bạn cần có những phương án để đảm bảo việc khách ngồi làm việc lâu tại quán nhằm tránh việc không đủ doanh thu bù đắp chi phí. Một số kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng bạn có thể áp dụng như với mỗi ly nước bạn chỉ cung cấp một mã wifi 3 đến 4 tiếng, sau đó khách hàng sẽ cần gọi thêm đồ uống. Việc này cũng tránh tình trạng đi nhóm làm việc lâu mà lại gọi ít nước hơn số khách đi cho quán bạn. Hoặc bạn có thể quy định về mức chi phí cho một chỗ ngồi chẳng hạn như các combo 1 chỗ ngồi kèm 1 ly nước cho 1 ngày khoảng 100.000 đến 120.000 nghìn và có những gói ưu đãi cho khách thuê 1 tuần hay 1 tháng. Hãy linh hoạt với các chiến lược hoạt động để đảm bảo quán của bạn hoạt động có lãi.
2. Lưu ý về thiết kế và không gian quán
Bên cạnh đó, các nhân viên văn phòng cũng cực kỳ quan tâm đến thiết kế không gian, do đó bạn cần phải đảm bảo đáp ứng được các yếu tố dưới đây nếu muốn thu hút thêm được khách hàng:
2.1. Chú ý đến tiếng ồn
Đây được xem là điều quan trọng nhất bạn cần lưu tâm bởi theo kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng dù là đến quán làm việc hay gặp gỡ đối tác, đồng nghiệp thì nhân viên văn phòng sẽ ưu tiên những nơi có không gian yên tĩnh, vì dù là tiếng ồn từ khách hàng xung quanh, đường phố hay âm nhạc trong quán cũng sẽ khiến mức độ tập trung của họ bị ảnh hưởng.
Những kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng giúp bạn khắc phục vấn đề này gồm có:
- Bạn có thể mở quán ở các khu vực trong hẻm rộng để tránh việc tiếng ồn do xe cộ gây ra, còn nếu bạn mở quán tại mặt tiền đường có giao thông đông đúc hãy đảm bảo bạn sử dụng các vật liệu cách âm cho quán, hoặc bạn có thể thiết kế quán nằm cách mặt đường một khoảng để giảm bớt tiếng còi xe.
- Ưu tiên sử dụng nhiều cây xanh trong quán để có thể làm giảm mức độ tiếng ồn.
- Sắp xếp và bố trí sao cho vị trí ngồi không quá gần nhau để khách hàng không làm phiền đến những người xung quanh.
- Bạn nên bật những nhạc cổ điển, không lời hoặc nhẹ nhàng với âm lượng vừa phải, tránh bật nhạc sôi động với mức âm thanh quá to.
2.2. Chia khu vực
Điều tiếp theo bạn cần quan tâm theo kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng là bạn nên phân chia khu vực. Nếu quán của bạn có khu vực phòng riêng hoặc khu vực trang bị bàn lớn để hội họp thì hãy đặt ở góc phía trong cùng của quán để tránh việc nói chuyện, trao đổi đông người gây ảnh hưởng đến những khách hàng làm việc một mình. Đồng thời, bạn hãy phân chia các khoảng không gian riêng dành cho 1 khách, 2 khách hay 4 khách để họ dễ dàng và thoải mái làm việc mà không lo ảnh hưởng đến mọi người. Một kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng nếu bạn muốn tiết kiệm không gian, là bạn có thể trang bị bàn dài để các khách hàng đi một mình ngồi cùng với nhau. Hãy nhớ bố trí khu vực sao cho khách hàng có thể có một khoảng không riêng tư để họ có thể dễ dàng làm việc.
2.3. Trang bị đủ ổ điện
Với các khách hàng là dân văn phòng thì các thiết bị điện tử như laptop, máy tính bảng hay điện thoại là những đồ dùng không thể thiếu. Do đó, kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng khiến những vị khách này ưu ái quán của bạn là có đầy đủ các ổ điện. Bạn hãy đảm bảo mỗi bàn đều có ổ điện riêng, tránh tình trạng xài chung bởi sẽ có các dây sạc không đủ độ dài để cắm ở ổ điện quá xa. Những cách lắp ổ điện không gây ảnh hưởng đến không gian quán cũng như đảm bảo an toàn cho khách lẫn nhân viên là hãy lắp ổ điện ở tường, hoặc đặt âm trong các dãy ghế nệm. Ngoài ra, bạn có thể đặt ổ điện phía dưới của mặt bàn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng bạn cần nhớ là hãy hạn chế lắp ổ điện phía dưới mặt sàn bởi nếu để ổ điện ở mặt đất sát chân bàn thì có thể khiến việc cắm phích của khách bị khó khăn do vướng víu, nhưng nếu đặt ở lối đi thì dây điện lẫn ổ cắm sẽ khiến cả khách hàng và nhân viên quán dễ bị vấp ngã khi di chuyển.
Quán cafe văn phòng là mô hình có tiềm năng phát triển, và để quán đi vào hoạt động hiệu quả và kinh doanh có lợi nhuận, bạn hãy ghi nhớ và thực hiện những kinh nghiệm mở quán cafe văn phòng được chia sẻ trong bài viết.
Nguồn FnB Việt Nam