Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU phải thực hiện CBAM

Người đăng: Dương Thảo | Ngày đăng : 23-09-2023 08:49 Xem Quy Định Đăng Bài - Bài viết sắp bị xoá

Từ 01/10/2023, Cơ chế CBAM của EU có hiệu lực, trước mắt hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU phải nộp báo cáo phát thải khí nhà kính.

Bắt đầu từ ngày 01/10/2023, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) sẽ được áp dụng chính thức và thực hiện thí điểm trong 3 năm để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào EU làm quen. Trong giai đoạn này, các hàng hóa xuất khẩu vào EU sẽ phải nộp báo cáo phát thải. Sau giai đoạn chuyển tiếp, CBAM sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2026 và hoạt động hoàn toàn đến năm 2034.

Vào ngày 08/02/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố những thông tin mới nhất về kế hoạch triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), được thông qua bởi Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu.

Trong khoảng thời gian này, CBAM sẽ được áp dụng cùng với việc dần loại bỏ các hạn ngạch miễn phí trong Hệ thống giao dịch phát thải của EU (EU-ETS). Do đó, CBAM chỉ áp dụng cho tỷ lệ phát thải không được hưởng lợi từ hạn ngạch miễn phí của ETS trong giai đoạn từ 2026 đến 2034.

Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá hoạt động của CBAM và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn vào năm 2025, khi giai đoạn chuyển đổi của Cơ chế kết thúc. Đánh giá này có thể bao gồm cả chuỗi giá trị và “phát thải gián tiếp” như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa.

Các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU sẽ phải mua giấy chứng nhận CBAM sau khi thực hiện đầy đủ vào năm 2026. Giá của chứng chỉ này sẽ phụ thuộc vào giá đấu giá trung bình hàng tuần của các khoản trợ cấp ETS của EU, được biểu thị bằng €/tấn CO2 thải ra.

CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM vào tháng 01/10/2023.

Như vậy các sản phẩm sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chính thức bị đánh thuế carbon khi xuất khẩu vào EU từ 01/01/2026. Do vậy, giảm phát thải khí nhà kính vừa là xu hướng vừa là yêu cầu mà các doanh nghiệp phải thực hiện nếu Việt Nam muốn tham gia “cuộc chơi” toàn cầu.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam sản xuất vượt quá quy định về khí thải của Liên minh châu Âu, thì khi xuất khẩu, họ sẽ phải mua thêm giấy phép khí thải. Điều này nhằm đảm bảo trách nhiệm môi trường và tính công bằng trong cạnh tranh, điều mà các doanh nghiệp châu Âu đã tuân thủ trong suốt 15 năm qua.

Bà Sirpa Jarvenpaa – Giám đốc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) cho biết: CBAM sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các sản phẩm, các nhà xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Theo đó, các nhà xuất khẩu sẽ phải đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu vào EU đáp ứng một mức thuế tương ứng như các nhà sản xuất của EU bị áp.

CBAM được áp dụng để đo lường khí nhà kính trong các ngành công nghiệp như sau: Khí CO2 cho ngành sản xuất sắt thép, khí CO2 và PFC cho ngành sản xuất nhôm, khí CO2 và N2O cho ngành sản xuất phân bón và khí CO2 cho ngành sản xuất xi măng.

Nếu quốc gia xuất khẩu không có giá trị mặc định, giá trị mặc định sẽ được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, dựa trên các sản phẩm phát thải lớn của Liên minh châu Âu.

———————————————
MAG Logistics Vietnam – Full logistics service
☎️ Hotline: 0945366868
📧 Email: info@maglogistics.com
🌐 Website: maglogistics.com.vn
Find us on Facebook | Instagram | Zalo by searching: MAG logistics #Maglogistics #truckingcontainer #customsclearance #imports #export🇻🇳
0/5 (0 Reviews)

Tiếp cận 100 triệu khách hàng tiềm năng trên hệ sinh thái Faceseo

Bạn đã sẵn sàng bắt đầu với Faceseo?