Chống thấm bồn hoa là một bước quan trọng để giữ cho bề mặt bền vững, đảm bảo tính ổn định và an toàn của công trình trồng lâu dài. Nếu không chống thấm đúng cách sẽ làm nước thấm vào bê tông, gây mục tường, làm ẩm và thậm chí hoen gỉ sắt thép. Do đó, trong bài viết này, Bảo Trì F24 sẽ giới thiệu đến bạn cách chống thấm bồn hoa hiệu quả và dễ thực hiện.
Xem thêm: Cách chống thấm sê nô (máng xối) hiệu quả nhất hiện nay
Lý do nên thi công chống thấm bồn hoa
Chống thấm bồn hoa là việc làm quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Vì đây chính là cách đơn giản giúp giữ nước hiệu quả. Thế nhưng, một số người cho rằng không cần chống thấm để nước thoát dễ dàng khi tưới hoặc trời mưa, để tránh tình trạng ngập úng. So với thực tế, quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác.
Nếu không có biện pháp chống thấm, nước sẽ không thể được giữ lại trong bồn, dẫn đến việc đất trở nên khô cằn và cây trồng sẽ thiếu nước. Do đó, chống thấm giúp bảo vệ độ ẩm cho đất, hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, ngay cả trong điều kiện nước bốc hơi nhanh khi trời nắng.
Một số cách kiểm tra bồn hoa có bị thấm
Để kiểm tra tình trạng chống thấm bồn hoa, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra bề mặt của bồn hoa: Nếu bề mặt của bồn cây luôn ẩm ướt hoặc có vết nước thấm, đó là dấu hiệu cho thấy bồn cây của bạn có thể bị thấm.
- Kiểm tra độ ẩm của đất: Nếu đất trong bồn hoa của bạn luôn khô cằn, đó là dấu hiệu cho thấy nước trong bồn cây không được giữ lại và có thể đang thoát ra ngoài.
- Kiểm tra lượng nước trong bồn: Nếu lượng nước trong bồn cây giảm nhanh hơn so với mức tiêu thụ của cây trồng, đó là dấu hiệu cho thấy nước trong bồn cây có thể đang thoát ra ngoài.
Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu thấm nào, bạn nên lựa chọn biện pháp chống thấm phù hợp với tình trạng hiện tại nhất.
Chuẩn bị bề mặt bê tông trước khi tiến hành chống thấm bồn hoa
- Tháo gỡ và dọn dẹp các vật cản như ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần và nước đọng,…
- Không tô trét vữa ximăng để che phủ hốc bọng, lỗ rỗ trước khi thực hiện công đoạn chống thấm.
- Không dùng nước ximăng hay hồ dầu ximăng để bảo dưỡng bê tông.
- Đục và cắt sạch các râu thép dư trên bê tông cho sâu ít nhất 2cm.
- Trám vữa hay bê tông cho các đường ống cấp thoát nước và hộp kỹ thuật xuyên bê tông, với độ dày tối thiểu là ½ bề dày của bê tông. Xây và tô trát vữa ximăng các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh và tường bao, với chiều cao tối thiểu là 30cm.
Quy trình chống thấm bồn hoa
Để chống thấm bồn hoa hiệu quả, có rất nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
Chống thấm bồn hoa bằng dung dịch phun thẩm thấu
Bước 1: Tiến hành phun
Phun dung dịch chống thấm lên bề mặt của bồn hoa. Đối với đường nứt xuyên sàn đã được đục rãnh, phun với liều lượng trung bình 5 – 10ml/lít (tùy thuộc vào độ rộng của đường nứt). Sau 30-60 phút, phun nhẹ nước bảo dưỡng để vật liệu chống thấm thấm sâu vào bê tông.
Bước 2: Tiến hành bảo dưỡng
- Khi dung dịch chống thấm đã thẩm thấu vào bê tông, phun nước để giữ ẩm bề mặt sau khoảng 30 – 60 phút (phụ thuộc vào điều kiện thời tiết). Nếu sờ bề mặt không dính tay, tiếp tục phun nước để vật liệu chống thấm thấm sâu hơn vào cấu trúc bê tông.
- Việc phun nước bảo dưỡng lên toàn bộ diện tích đã phun dung dịch chống thấm nên thực hiện trong hai hoặc ba ngày tiếp theo, tùy thuộc vào loại sản phẩm sử dụng.
Một số lưu ý:
Nếu bê tông có nhiều đường nứt dài lớn hoặc xuyên qua bê tông, cần bổ sung thêm vật liệu dự phòng để xử lý tình trạng theo thực tế.
Chống thấm bồn hoa bằng các sản phẩm gốc xi măng
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và bề mặt bê tông
- Cần có các dụng cụ như bàn chà, cọ, bay hoặc máy phun vữa để thi công.
- Bề mặt bê tông phải ẩm nhẹ (không có nước đọng) trước khi thi công.
Bước 2: Tiến hành thi công
- Thi công hai lớp vuông góc với nhau, lớp thứ hai được thi công sau khi lớp thứ nhất khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy theo điều kiện ngoài trời và loại vật liệu).
- Độ dày mỗi lớp là 1mm. Lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chống thấm và quy định của từng loại vật liệu), do đó liều lượng đủ là 2 – 6 kg/m2 (Thi công 2 hoặc 3 lớp tùy yêu cầu).
- Nên phân chia vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công cùng một lúc.
Bước 3: Thực hiện bảo dưỡng
- Vì vật liệu gốc xi măng cần được ninh kết và kết dính tốt với bề mặt, nên cần bảo dưỡng kỹ sau khi thi công.
- Sau khi thi công chống thấm bồn hoa xong, phun nước liên tục lên bề mặt và đông thời che phủ bằng nilông hoặc bao tải ướt.
- Nếu thi công cho hồ chứa nước thì chỉ nên xả nước vào hồ sau khi đã bảo dưỡng đầy đủ sau 3 ngày.
Một số lưu ý:
- Không trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh hao hụt và không kịp thi công.
- Nếu muốn sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
- Không thêm nước vào vật liệu đã đông cứng.
- Không thi công vật liệu dưới ánh nắng trực tiếp.
Chống thấm bồn hoa bằng màng khò nóng hay màng dán lạnh
Bước 1: Quét lớp tạo dính.
- Sử dụng lu sơn để phủ một lớp tạo dính đều trên bề mặt bê tông.
- Đợi cho lớp tạo dính khô và không dính tay, tiến hành dán màng chống thấm vào bên trong bồn hoa.
Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum.
- Để bề mặt dán hoặc khò được đặt xuống phía dưới.
- Đặt cuộn màng ở vị trí cần chống thấm và trải ra sẵn ra cho quá trình dán. Chuẩn bị các dụng cụ như đèn khò để nung màng.
- Cuộn ngược màng lại, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (hoặc dán như bình thường với màng dán tự dính). Nhiệt độ cao sẽ làm cho bề mặt màng tan chảy và dán chặt vào lớp tạo dính đã được làm sẵn.
- Bắt đầu thi công từ vị trí thấp nhất và di chuyển lên theo hướng ngày càng cao (nếu bề mặt có độ dốc).
- Dùng đèn khò di chuyển qua lại và đều đặn trên bề mặt khò dính phía dưới màng. Nên thực hiện thao tác nhanh để đạt hiệu quả.
- Sử dụng tác dụng lực cơ học bằng cách dùng con lăn gỗ ép màng đã được khò xuống dưới để tạo ra một bề mặt phẳng và tránh tình trạng bong bóng khí.
Bước 3: Những điểm cần lưu ý:
- Ở các vị trí chồng mí, sử dụng đèn khò để làm chảy mép màng và dùng bay thi công thật mạnh để làm kín vùng đó.
- Gia cố các vị trí yếu như góc tường, khe co giãn, cổ ống để tăng độ bám dính và tuổi thọ màng.
- Nếu xuất hiện bong bóng khí sau khi thi công, đâm thủng để giải phóng khí, sau đó dán đè tấm để làm kín vùng đã đâm thủng.
- Ngay sau khi hoàn thành công việc, thi công lớp bảo vệ ngay lập tức để tránh làm hỏng màng chống thấm do vận chuyển và lưu thông công trình.
Gợi ý dịch vụ chống thấm bồn hoa hiệu quả – Công ty TNHH Bảo Trì F24
Bảng giá dịch vụ chống thấm
STT | HẠNG MỤC | ĐƠN VỊ | KHỐI LƯỢNG | ĐƠN GIÁ |
1 | Chống thấm nhà vệ sinh | Cái | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn phí |
2 | Chống thấm ban công | Cái | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn phí |
3 | Chống thấm bồn bông | Cái | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn phí |
4 | Chống thấm sê – nô | m2 | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn phí |
5 | Chống thấm hầm thang máy | Hầm | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn phí |
6 | Chống thấm bể nước | Cái | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn phí |
7 | Nhà thấm dột do nước mưa | Gói | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn phí |
8 | Chống thấm khu vực mái | m2 | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn phí |
9 | Đập tường kiểm tra đường ống | Gói | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn phí |
10 | Chống thấm tường | Gói | 01 | Liên hệ 1900 8674 để được tư vấn báo giá miễn ph |
Quy trình thực hiện chống thấm bồn hoa của Bảo Trì F24
Bước 1: Tiếp nhận thông tin tình trạng của khách hàng
Bước 2: Tư vấn và khảo sát thực tế nhanh
Bước 3: Báo cáo tình trạng và đưa ra báo giá
Bước 4: Thực hiện sửa chữa chống thấm
Bước 5: Kiểm tra kết quả chống thấm và an toàn kết cấu công trình
Bước 6: Bàn giao công trình
Thông tin Công ty TNHH Bảo Trì F24:
Địa điểm giao dịch: 236G/19 Tam Bình, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP HCM
Điện thoại: 028 2248 2424
Zalo: 0968 064 224 – 0967 964 224
Hotline: 1900 8674
Website: Baotrif24.com
Facebook: F24Việt Nam