Tội phạm lừa đảo mới trên không gian mạng 2024
Hiện nay, những nền tảng mạng xã hội lớn như Tiktok, Facebook… thường bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng để tiếp cận người dùng, từ đó thực hiện nhiều chiêu thức chiếm đoạt tài khoản và tiền cá nhân.
Dưới đây là những thủ đoạn tinh vi xuất hiện trên mạng xã hội thời gian gần đây mà người dùng cần đề cao cảnh giác:
Nhưng thủ đoạn lừa đảo mới gần đây:
1.Thủ đoạn mạo danh Tiktok lừa đảo trúng thưởng, tặng quà miễn phí
Gần đây đang có nhiều đối tượng xấu lấy danh nghĩa Tiktok để thông báo người dùng trúng thưởng, tặng quà miễn phí (thường lấy lý do là tặng quà tri ân khách hàng thân thiết) qua cuộc gọi, tin nhắn điện thoại hay các mạng xã hội (Facebook, Zalo…). Đây là một vấn đề đáng lo ngại đối với người dùng Tiktok.
Phương thức lừa đảo:
Bọn lừa đảo giả mạo giới thiệu mình là nhân viên hỗ trợ của Tiktok, dùng những lời hay, và hứa hẹn về quà tặng “khủng” để dụ dỗ nạn nhân. Đây là bước đầu tiên nhằm tạo lòng tin và khiến nạn nhân “sa lưới“.
Giai Đoạn 1: Xây dựng lòng tin
1. Tiếp cận ban đầu:
-
-
- Nhóm lừa đảo liên hệ với nạn nhân qua các kênh trực tuyến như tin nhắn, email hoặc mạng xã hội.
- Họ giả vờ là nhân viên hỗ trợ của Tiktok và dùng những lời lẽ thuyết phục, kèm theo lời hứa về quà tặng lớn để gây ấn tượng tốt với nạn nhân.
-
2. Chuyển tiếp qua Zalo:
-
-
-
- Sau khi đã lấy được lòng tin của nạn nhân, nhóm lừa đảo sẽ giới thiệu một người “nhân viên” khác liên lạc với nạn nhân qua Zalo để tiếp tục lừa đảo.
- Người này sẽ đóng vai trò hỗ trợ trực tiếp và hướng dẫn nạn nhân về các bước tiếp theo.
-
-
Giai Đoạn 2: Giả vờ giao nhiệm vụ
1. Hướng dẫn nhiệm vụ:
-
-
- Nhân viên giả mạo qua Zalo sẽ hướng dẫn nạn nhân thực hiện một số nhiệm vụ “hàng ngày điểm danh đúng giờ để lấy lương”.
- Nạn nhân được yêu cầu báo cáo lại nhiệm vụ cho người tạm gọi là “trợ lý (1)” để xác nhận và nhận lương qua hình thức chuyển khoản.
-
2. Cài đặt ứng dụng giả mạo:
-
-
- Nhóm lừa đảo yêu cầu nạn nhân cài đặt một ứng dụng riêng có tên “app Wintech“, được cho là cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ này.
- Sau khi cài đặt ứng dụng, “trợ lý (1)” sẽ hướng dẫn nạn nhân liên hệ với “trợ lý (2)” để tiếp tục quy trình điểm danh.
-
3. Thêm vào nhóm phúc lợi giả mạo:
-
-
- Sau khi nạn nhân hoàn thành nhiệm vụ điểm danh trong một ngày, nhóm lừa đảo sẽ thêm nạn nhân vào một nhóm mới, và tuyên bố rằng đây là “phúc lợi của Tiktok”.
-
Giai Đoạn 3: Kéo dài lừa đảo bằng nhiệm vụ và chiêu trò từ thiện
1. Yêu cầu thông tin ngân hàng:
-
-
- Để đăng ký cho các phần thưởng, nhóm lừa đảo yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin ngân hàng như họ tên, số tài khoản, và ngân hàng để đăng ký nhận thưởng 30k.
-
2. Chiêu dụ với các phương án đầu tư:
-
-
- Nạn nhân được yêu cầu đóng góp các khoản tiền nhỏ để nhận lại các khoản tiền lớn hơn. Ví dụ:
- Phương án A: Gửi 2 lần, 50k + 40k, và được hoàn lại 100k + 36k.
- Phương án B: Gửi 90k + 100k và được hoàn lại hoa hồng 263k.
- Nạn nhân được yêu cầu đóng góp các khoản tiền nhỏ để nhận lại các khoản tiền lớn hơn. Ví dụ:
-
3. Tạo thêm nhiệm vụ từ thiện giả mạo:
-
-
- Sau khi đã hoàn thành một số nhiệm vụ, nhóm lừa đảo yêu cầu nạn nhân thực hiện các “nhiệm vụ từ thiện” với lời hứa hoàn lại tiền và lợi nhuận cao hơn.
- Ví dụ:
- Phương án A: Đóng góp 150k hoặc 250k và được hứa hoàn lại 563k.
- Phương án B: Không rõ số tiền chính xác, nhưng hứa hẹn hoàn lại hơn 1,5 triệu đồng.
-
Chi tiết thời gian và hoạt động
-
- Thời gian hoạt động của nhóm lừa đảo là từ 9h đến 21h mỗi ngày.
- Nạn nhân phải thực hiện đủ 3 nhiệm vụ để được nhận lương.
- Mỗi nhiệm vụ được trả lương 15k.
- Sau khi hoàn thành 3-4 nhiệm vụ, nạn nhân sẽ được giới thiệu vào nhóm từ thiện giả mạo.
Cách phòng tránh:
-
- Không cung cấp thông tin cá nhân
- Không thực hiện chuyển khoản qua bất kỳ hình thức gì
- Cảnh giác với các ứng dụng và liên kết không chính thức
- Xác minh danh tính của người liên hệ
- Nâng cao nhận thức và kiến thức an toàn mạng
- Sử dụng các công cụ bảo mật
2. Thủ đoạn mạo danh Shopee lừa đảo trúng thưởng, tặng quà miễn phí
Hiện này nhiều đối tượng xấu lấy danh nghĩa Shopee để thông báo người dùng trúng thưởng (thẻ quà tặng, hàng gia dụng, mỹ phẩm,…), tặng quà miễn phí (thường lấy lý do là tặng quà tri ân khách hàng thân thiết) qua cuộc gọi, tin nhắn điện thoại hay các mạng xã hội (Facebook, Zalo…). Thủ đoạn lừa đảo này đang là một vấn nạn đối với người dùng Shopee.
Phương thức Lừa Đảo: Cuộc gọi giả mạo, Tin nhắn điện thoại và mạng xã hội, Email giả mạo…
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Lừa Đảo:
-
- Yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm (mã OTP, mật khẩu,…)
- Đường link lạ
- Lời hứa hẹn không thực tế (các khoản tiền thưởng lớn, giảm giá “khủng”,…)
- Yêu Cầu Chia Sẻ Thông Tin Bảo Mật Qua Các Kênh Không An Toàn
- Liên Hệ Từ Các Nguồn Không Chính Thức
- “Bẫy” làm cộng tác viên đặt đơn hàng ảo…
Cách Phòng Tránh:
-
- Không cung cấp thông tin cá nhân
- Không thực hiện chuyển khoản qua bất kỳ hình thức gì
- Kiểm tra đường link
- Liên hệ trực tiếp với Shopee
- Sử dụng các công cụ bảo mật
- Cảnh giác với các yêu cầu tải ứng dụng
- Xác Minh Nguồn Gốc Các Giao Dịch
- Thường Xuyên Kiểm Tra Tài Khoản
3. Thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần đây, tội phạm lừa đảo giả danh là nhân viên ngân hàng có chiều hướng gia tăng, mặc dù là những thủ đoạn không mới, tuy nhiên, kẻ gian thường xuyên tạo lập những “ma trận” lừa đảo với nhiều kịch bản tinh vi khiến khách hàng mắc bẫy nếu không tỉnh táo.
Phương thức Lừa Đảo:
Để lừa đảo, kẻ gian mạo danh cán bộ thuế liên hệ với người dùng qua nhiều hình thức như gọi điện, nhắn tin hoặc kết bạn qua mạng xã hội để hỗ trợ quyết toán thuế, đề nghị cập nhật thông tin khai thuế, hỗ trợ thủ tục hoàn thuế… rồi cung cấp các đường link tải ứng dụng thuế giả mạo và đề nghị người dùng cài đặt ứng dụng.
Sau khi cài đặt, các ứng dụng thuế giả mạo chứa mã độc trên nhiều hệ thống khác nhau sẽ “bẫy” người dùng cung cấp quyền trợ năng (Accessibility) yêu cầu cho phép truy cập vào các thiết bị như xem màn hình, hành động, dữ liệu nhập, điều khiển màn hình…
Thủ đoạn này nhằm thu thập thông tin thao tác trên điện thoại; thu thập thông tin mã OTP, Smart OTP hoặc chiếm quyền điều khiển thiết bị truy cập các ứng dụng ngân hàng.
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Lừa Đảo:
-
- Liên hệ không mong đợi: Cuộc gọi và tin nhắn lạ, tin nhắn yêu cầu thông tin
- Yêu cầu thông tin nhạy cảm: Thông tin cá nhân (mật khẩu, số tài khoản, mã PIN, mã OTP…), Liên kết vào form không đáng tin.
- Lời hứa về lợi nhuận hoặc quà tặng không thực tế: Khuyến mãi hấp dẫn, yêu cầu thanh toán để nhận thưởng, đề nghị tham gia đầu tư với lãi suất bất thường.
Cách Phòng Tránh:
-
- Liên hệ trực tiếp với ngân hàng bằng số điện thoại chính thức hoặc đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để xác nhận
- Kiểm tra thông tin kỹ lưỡng trước khi cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hoặc tài chính nào
- Không thực hiện chuyển khoản qua bất kỳ hình thức gì
- Không nhấp vào liên kết không xác định
- Cài đặt và sử dụng phần mềm bảo mật
- Báo cáo lừa đảo nếu bạn nghi ngờ mình đã bị lừa đảo hoặc nhận thấy dấu hiệu đáng ngờ
Kết luận
Lừa đảo trên không gian mạng là một thách thức lớn trong kỷ nguyên số, với các chiêu trò ngày càng tinh vi nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản của người dùng.
Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bảo vệ bản thân, mỗi cá nhân cần nâng cao cảnh giác, bảo mật thông tin, và không chia sẻ thông tin nhạy cảm qua các kênh không xác thực, xây dựng một môi trường mạng an toàn và tin cậy.