Bàu Bàng “mỏ vàng” còn sót lại của thị trường bất động sản Bình Dương
Bàu Bàng “mỏ vàng” còn sót lại của thị trường bất động sản Bình Dương
Nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, thị trường bất động sản Bàu Bàng được ví như “mỏ vàng” còn sót lại vì sở hữu vị trí tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam cùng quỹ đất lớn và giá thấp hơn so với cùng khu vực.
Lợi thế đắt giá từ vị trí vàng
Bàu Bàng là một trong những nơi được nhắc đến trong khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai nhờ lợi thế về vị trí và hạ tầng được chú trọng đầu tư. Do đó, Bàu Bàng được định hướng phát triển mũi nhọn về công nghiệp trở thành thủ phủ phía Bắc của tỉnh Bình Dương.
Từ lợi thế về hạ tầng giao thông có sẵn như Quốc lộ 13 quy mô 6 làn xe, đường Mỹ Phước – Tân Vạn, các tuyến đường trong khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng được đầu tư hoàn chỉnh, kết nối đồng bộ. Cùng với đó là các tuyến đường tỉnh, như: ĐT750, ĐT749A, ĐT749C, ĐT741B và các tuyến đường huyện đã được bê tông nhựa hóa kết nối thông suốt, thuận lợi.
Một đoạn đường của Mỹ Phước – Tân Vạn
Hiện nay, Bàu Bàng cũng đang tập trung triển khai thêm nhiều dự án trọng điểm mới như: Đường Hồ Chí Minh sẽ được đầu tư hoàn chỉnh (ở phía bắc của huyện), đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng kết nối đến đường Hồ Chí Minh, đường ĐT741B nâng cấp mở rộng thành đường vành đai 5 với quy mô 6 làn xe, đường Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên kết nối với cảng Logistics Tân Uyên… Nhằm tạo thành hành lang công nghiệp – đô thị dọc Quốc lộ 13 với chuỗi đô thị Bến Cát – Bàu Bàng, Chơn Thành…và hệ thống khu công nghiệp tập trung Mỹ Phước – Bàu Bàng – Nam Chơn Thành.
Cùng thời điểm, TPHCM và Bình Phước cũng đã thống nhất về chủ trương xây dựng tuyến cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Theo quy hoạch, tuyến cao tốc này dài 73 km, thiết kế 6-8 làn xe, vốn đầu tư khoảng 28.200 – 33.800 tỷ đồng.
Bàu Bàng là cửa ngõ giao thương quan trọng nối liền Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên với tỉnh Bình Dương và TPHCM. Những năm gần đây, Bàu Bàng đã được đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị mạnh mẽ với nhiều dự án đường vành đai, trục xuyên tâm đã hoàn thành, đưa Bàu Bàng thành một trung tâm kinh tế sáng giá của tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh phát triển hạ tầng kinh tế, theo kế hoạch của Bàu Bàng, từ nay đến năm 2030, quỹ đất ở đã đảm bảo theo dự báo phát triển dân số đô thị khoảng 120 nghìn dân tại đô thị Bàu Bàng. Do đó từ nay đến năm 2030, phát triển các dự án dân cư cần tập trung vào chất lượng phát triển.
Tập trung phát triển khu đô thị tại Bàu Bàng
Trước kế hoạch nói trên, Bàu Bàng cũng “mở cửa” đón dòng vốn nhà đầu tư vào thị trường bất động sản, thông qua hàng loạt dự án nhà ở từ thứ cấp tới cao cấp đã hình thành tại đây.
Huyện Bàu Bàng nằm trên Quốc lộ 13 ở phía Bắc của tỉnh Bình Dương, cách TP.Thủ Dầu Một khoảng 35 km về hướng Bắc và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 70 km theo hướng Quốc lộ 13. Cách huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước khoảng 15 km. Với trục giao thông hiện có từ Bàu Bàng đi Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi.
Với những lợi thế về hạ tầng giao thông và vị trí đắc địa, Bàu Bàng đang lọt vào mắt xanh của nhà đầu tư trong nước lẫn ngoài nước. Minh chứng qua việc thu hút dòng vốn FDI hàng năm cao và sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn. Do đó, hàng năm, Bàu Bàng đón nhận hàng ngàn người lao động du nhập từ các tỉnh thành về sinh sống và làm việc, chưa kể số lượng chuyên gia đến từ nước ngoài cũng rất lớn, tạo nên nhu cầu về nhà ở cho khu vực cao.
Bàu Bàng “mỏ vàng” còn sót lại của thị trường bất động sản Bình Dương
phân khúc đất nền công nghiệp sẽ rất nóng bởi lượng vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đang tăng lên rất mạnh trong quý 1.