Sổ hồng là gì? Một số thông tin cần biết về Sổ hồng
Khái niệm về sổ hồng
Với pháp luật về đất đai và nhà ở qua các thời không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với thuật ngữ “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là do người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.
Cụ thể là trước ngày 10/12/2009 , Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở Việt Nam được tồn tại dưới hai hình thức: loại bìa hồng với mục đích là chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; còn loại bìa màu đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, sổ hồng còn được biết là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.
Từ ngày 10/12/2009 cho đến nay, sổ đỏ và sổ hồng được gộp chung thành một loại là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất đai” (loại bìa màu hồng) dựa trên Nghị định 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT. Được cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Giấy chứng nhận quyền được sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” chỉ có một mẫu chung được thống nhất trên cả đất nước.
Thế nào là sổ hồng riêng?
Như đã nói ở phía trên, Pháp luật không quy định về khái niệm Sổ hồng riêng hay Sổ hồng chung mà đây chỉ là cách gọi của người dân. Sự phân chia đó được căn cứ vào chủ sở hữu được cấp quyền. Trong đó, sổ hồng riêng có thể hiểu là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất” được cấp cho chủ sở hữu là một hay hai cá nhân trở lên có quan hệ là vợ chồng, con cái.
Khi thực hiện các giao dịch làm thay đổi, phát sinh hay chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu thì chỉ cần sự đồng ý của một người (người đứng tên trên sổ) hoặc có ý kiến đồng thuận của cả hai vợ chồng, con cái (toàn bộ người đứng tên trên sổ).
Thế nào là sổ hồng chung?
Ngược lại, sổ hồng chung hay còn được gọi là sổ hồng đồng sở hữu được cấp cho chủ sở hữu là 2 người trở lên nhưng không có quan hệ vợ chồng hay con cái, cụ thể là từng cá nhân cùng có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Trong trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận, trao cho người đại diện và phải có họ tên đầy đủ của tất cả những người có chung quyền sử dụng đất.
Khi thực hiện các giao dịch làm thay đổi, phát sinh hay chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu của các chủ thể, chỉ một trong số những chủ sở hữu thì không đủ quyền quyết định, mà cần phải có sự đồng ý của tất cả các bên sở hữu còn lại nhằm bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Những điểm khác nhau của sổ hồng và sổ đỏ
Về ý nghĩa:
- Sổ hồng: là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” ở đô thị (nội thị, nội thành, xã, thị trấn) được cung cấp cho chủ thể theo quy định (Nghị định số 60-CP vào ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị)
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời cũng là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ thuộc nhà chung cư thì được cấp một giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”;
- Trong trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” (theo Điều 11 luật nhà ở 2005)
- Sổ đỏ: còn được gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, được cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003)
Cơ quan ban hành
-
Sổ hồng: Bộ Xây dựng
-
Sổ đỏ: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đặc điểm nhận diện
-
Sổ hồng: Ở trang đầu tiên có màu hồng, được ghi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
-
Sổ đỏ: Trang đầu có màu đỏ, có ghi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
Điều kiện để được cấp sổ hồng
Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai vào năm 2013, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dành cho các trường hợp sau:
– Người hiện đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định ở các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 (khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp).
– Người được Nhà nước cho thuê đất, bàn giao đất từ sau ngày 01/7/2014.
– Người được nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi đã xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành công đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hay quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hay quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
– Người được trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
– Người sử dụng đất trong cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất,khu kinh tế, khu công nghệ cao.
– Người mua tài sản, nhà ở khác gắn liền với đất.
– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
– Người sử dụng đất hợp thửa, tách thửa; nhóm người sử dụng đất hay các thành viên hộ gia đình, vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, thống nhất quyền sử dụng đất hiện có.
– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hay cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Làm sao để được cấp sổ hồng?
Trên đây là Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về sổ hồng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất về sổ hồng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khác niệm về sổ hồng và những thông tin về nó.