Kinh Nghiệm Mở Quán Bán Trà Sữa Nhất Định Phải Biết
Kinh nghiệm mở quán bán trà sữa
Nhà nhà uống trà sữa, người người mê trà sữa, hình ảnh mọi người xếp hàng dài chỉ để mua một ly trà sữa không còn là điều quá xa lạ vì nó là loại thức uống có thể “hạ gục” bất kỳ ai. Bởi lẽ đó, đây thật sự là ý tưởng khởi nghiệp không tồi giúp bạn thỏa mãn đam mê và kiếm thêm được thu nhập không nhỏ. Tuy nhiên, không phải cứ mở quán trà sữa là có thể thu hút được khách hàng, do đó, điều bạn cần lúc này là học hỏi kiến thức và kinh nghiệm mở quán bán trà sữa qua bài viết sau đây để có thể giúp quá trình kinh doanh diễn ra tốt nhất!
Thị trường trà sữa hiện nay cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ với hàng trăm thương hiệu lớn nhỏ. Tất nhiên, khi bạn là người đến sau, chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, tuy nhiên, để thành công không phải là điều quá khó nếu bạn vận dụng những kinh nghiệm mở quán bán trà sữa vào hoạt động kinh doanh của mình.
Mô hình kinh doanh quán trà sữa thành công
Trước tiên, khi mở quán trà sữa bạn cần tìm hiểu và xác định mô hình kinh doanh nào phù hợp với mình. Hãy tham khảo kinh nghiệm mở quán bán trà sữa với một số loại hình đáng đầu tư hiện nay:
1/ Quán trà sữa nhượng quyền
Đây là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay, trà sữa nhượng quyền là hình thức kinh doanh trà sữa cho phép cá nhân, tổ chức sử dụng thương hiệu có tên tuổi trên thị trường để kinh doanh, phía nhượng quyền sẽ chuyển giao quy trình pha chế, quản lý, nguyên liệu, thiết kế và bạn sẽ phải chi trả một mức phí nhượng quyền có thời hạn hoặc phần trăm lợi nhuận theo thỏa thuận.
Kinh nghiệm mở quán bán trà sữa nhượng quyền sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc trong quá trình xây dựng thương hiệu và đặc biệt sẽ có một lượng khách hàng nhất định từ thương hiệu này. Tuy nhiên, bạn cần có vốn mở quán trà sữa tương đối cao vì mức phí nhượng quyền không hề nhỏ, tiếp theo bạn có thể bị ảnh hưởng nếu thương hiệu nhượng quyền bị xảy ra sự cố về chất lượng hay uy tín có thể khiến bạn mất khách.
2/ Quán trà sữa truyền thống
Mô hình trà sữa truyền thống đã quá quen thuộc, nó xuất hiện đầu tiên và vẫn là loại hình phổ biến cho đến hiện nay. Đặc trưng dễ thấy của trà sữa truyền thống thường là những quán nhỏ hoặc vừa kinh doanh theo dạng tự phát của cá nhân hoặc hộ gia đình với mục tiêu chính là kiếm thêm thu nhập.
Đối tượng phục vụ cũng khá đa dạng, từ học sinh, sinh viên cho đến người lao động, hộ gia đình xung quanh có nhu cầu sử dụng trà sữa. Mô hình này phù hợp với những bạn muốn trải nghiệm kinh doanh với số vốn còn hạn hẹp.
3/ Quán trà sữa xe lưu động
Thuộc mô hình trà sữa mang đi, take away, mô hình trà sữa lưu động từng là trào lưu thu hút khách hàng khi mà bất cứ đâu bạn cũng có thể bắt gặp những xe trà sữa đầy màu sắc với những ly trà sữa được bày trí bắt mắt khiến bạn phải dừng xe và mua ngay một cốc thơm ngon, mát lạnh để thưởng thức.
Chia sẻ kinh nghiệm mở quán bán trà sữa lưu động được lựa chọn nhiều bởi tính tiện lợi, đáp ứng nhu cầu mang đi của khách hàng. Ngoài ra, chi phí đầu tư khá thấp, dễ dàng linh động thay đổi địa điểm để có lượng khách hàng tiềm năng nhiều nhất.
4/ Quán trà sữa kết hợp đồ ăn vặt
Để đáp ứng nhu cầu vừa uống trà sữa vừa có thể thưởng thức những món ăn vặt thơm ngon, quán trà sữa kết hợp đồ ăn vặt ra đời và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt mô hình này còn đem lại lợi nhuận khả quan khi doanh thu có thể gấp 2 đến 3 lần so với việc chỉ bán trà sữa thông thường.
5/ Quán trà sữa và cafe
Và tất nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm mô hình kinh doanh trà sữa thì không thể bỏ qua sự kết hợp giữa trà sữa và cafe. Dựa theo những kinh nghiệm mở quán bán trà sữa được các chủ quán chia sẻ lại, loại hình này khá thành công và được nhiều thương hiệu đình đám áp dụng như Phúc Long, Cheese Coffee, The Coffee House,…Quán trà sữa và cafe có thể đáp ứng mọi nhu cầu, phù hợp với mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau.
Một số kinh nghiệm mở quán bán trà sữa hiệu quả
1/ Kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Đừng nghĩ rằng kinh doanh là trò may rủi, chỉ cần may mắn là bạn có thể thành công, bạn phải biến kinh doanh là “chiến trường” và bạn là “chiến binh”, muốn chiến thắng bạn cần có chiến thuật. Áp dụng trong kinh doanh, bạn cần có một bản kế hoạch rõ ràng nhằm tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và đầu tư viễn vông không thực tế.
Kinh nghiệm mở quán bán trà sữa, để có một kế hoạch hoàn hảo, bạn phải đầu tư thời gian nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, đối thủ, cập nhật xu thế, sở thích khách hàng,…và đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt.
2/ Vị trí thu hút khách hàng
Một yếu tố cực quan trọng, quyết định gần như 50% sự thành công khi kinh doanh chính là vị trí mở quán. Do đó, bạn nên cân nhắc tìm được vị trí lý tưởng, kinh nghiệm mở quán bán trà sữa chính là tìm và chọn vị trí gần khu vực trung tâm, dân cư đông đúc, gần trường học, khu vui chơi, giao thông tốt, có chỗ đậu xe,…
3/ Lựa chọn nguyên liệu chất lượng
Yếu tố giữ chân khách hàng, khẳng định thương hiệu quán trà sữa chính là chất lượng thức uống, đặc biệt, hiện nay khách hàng dần ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe. Do đó, vấn đề vệ sinh và chất lượng thực phẩm luôn cần chú ý hàng đầu. Để làm được điều này, bạn cần tìm kiếm và hợp tác với các đơn vị, nhà cung cấp thực phẩm sạch, có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,…Ngoài ra, bạn nên ưu tiên những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, tốt cho sức khỏe người dùng.
4/ Đề cao chất lượng dịch vụ
Bên cạnh chất lượng đồ uống thì chất lượng dịch vụ là điểm nhấn giúp bạn làm hài lòng khách hàng, từ đó giới thiệu quán của bạn đến nhiều người khác. Ngược lại, nếu trải nghiệm của khách hàng không vừa ý, có thể bạn sẽ bị “tẩy chay”. Vì thế, hãy cải thiện chất lượng đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng.
Để làm được điều này, kinh nghiệm mở quán bán trà sữa lúc này là xây dựng quy trình đào tạo chuyên nghiệp, nhân viên phải giữ thái độ tôn trọng khách hàng, tinh tế giải quyết vấn đề, luôn vui vẻ, nhiệt tình trong quá trình phục vụ các “thượng đế”.
5/ Áp dụng truyền thông marketing
Bạn đã đầu tư quán cafe có không gian ấn tượng, đồ uống ngon, phục vụ tốt,…nhưng vẫn không thấy khách đông lên? Đó là bạn chưa áp dụng truyền thông marketing để tiếp cận khách hàng. Do đó, hãy đầu tư vào chiến lược Marketing bằng cách đưa ra những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, quảng bá cho thương hiệu trên mạng xã hội, website,…và liên kết với các dịch vụ đặt hàng online hiện nay.
Mở quán trà sữa được coi là một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, nhưng cũng gặp không ít rủi ro và thách thức. Mong rằng những kiến thức và kinh nghiệm mở quán bán trà sữa được chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những quyết định sáng suốt, áp dụng thành công trong quá trình khởi nghiệp của mình.
Nguồn FnB Việt Nam