Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Mở Quán Trà Sữa
Cách Mở Quán Trà Sữa
Không khó để thấy rằng cơ hội phát triển của ngành trà sữa là cực lớn, khi mà có rất nhiều quán trà sữa luôn tấp nập khách ra vào. Lượng khách đông đảo là nguyên nhân khiến rất nhiều người muốn đầu tư vào lĩnh vực đồ uống này. Tuy nhiên, bạn hãy thật cẩn thận bởi chỉ những quán trụ vững mới có cơ hội kinh doanh ổn định như vậy, bởi có không ít quán trà sữa đã phải “cuốn gói” ra khỏi thị trường chỉ sau vài tháng. Muốn thành công, bạn cần trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cùng kinh nghiệm có giá trị của người đi trước, đặc biệt bạn phải nắm rõ cách mở quán trà sữa. Nếu không thực hiện theo các chia sẻ sau, rất có thể quá trình kinh doanh trà sữa của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Để có thể bắt đầu kinh doanh không bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với ngành dịch vụ ăn uống, bởi muốn làm hài lòng khách hàng, bạn buộc phải chỉn chu và chăm chút cho từng chi tiết. Nếu để xảy ra sơ sót nào, quán của bạn sẽ rất nhanh rơi vào tình trạng thua lỗ do khách hàng không ủng hộ. Với những người mới tham gia vào lĩnh vực này, có lẽ họ sẽ phải trăn trở và loay hoay để tìm được cách mở quán trà sữa hiệu quả nhất. Hiểu được những nỗi lo lắng này, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách mở quán trà sữa để giúp các chủ quán.
1. Quy trình chuẩn bị
Đây được xem là quy trình quan trọng và góp phần lớn quyết định sự thành công của bạn sau này. Bởi nếu chỉ cần sơ suất trong các quyết định thì khi vận hành, bạn sẽ rất khó khăn để có thể điều chỉnh lại. Do đó, đừng vì muốn tiết kiệm một chút thời gian mở quán sớm hơn mà bỏ bớt các công việc trong quy trình chuẩn bị. Những kinh nghiệm mở quán trà sữa giúp bạn có được bước chuẩn bị tốt nhất, bao gồm:
1.1. Xác định khách hàng mục tiêu
Dù là một trong những cách mở quán trà sữa cực kỳ cần thiết nhưng có không ít chủ quán lại bỏ qua bởi họ luôn mong muốn phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng. Thực ra điều này là mục tiêu của mọi chủ quán, nhưng người ta thường nói “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, nếu bạn mở rộng khách hàng, rất có thể cuối cùng, bạn chẳng có lấy một người khách trung thành, người được xem là nguồn thu nhập ổn định cho quán. Để tránh sai lầm này, lời khuyên dành cho bạn là hãy dành thời gian xem xét đâu là khách hàng bạn muốn hướng đến. Là giới trẻ hay người trung niên, là học sinh hay dân văn phòng, là người có thu nhập thế nào. Bên cạnh đó, bạn nên đối chiếu với tình hình thực tế để tránh việc dựng nên hình mẫu khách hàng bạn mong muốn nhưng lại không phù hợp thị trường.
1.2. Định hình mô hình quán
Việc tiếp theo trong những cách mở quán trà sữa bạn cần lưu tâm là hãy xác định được quy mô quán. Muốn lựa chọn được mô hình, bạn cần xem xét dựa trên thị trường cũng như mong muốn của bản thân. Đối với kinh doanh quán trà sữa, những mô hình bạn có thể tham khảo gồm có mô hình mang đi như xe đẩy, quầy lưu động, kiosk, xe tải di động, môtô; quán có quy mô nhỏ, quy mô lớn; nhượng quyền. Để đưa ra quyết định cuối cùng, hãy đánh giá điều kiện thực tế của bạn như mức vốn mà bạn có thể chuẩn bị, khả năng quản lý, khách hàng đang ưa chuộng mô hình nào và loại hình nổi bật trong thị trường.
1.3. Tìm kiếm mặt bằng phù hợp
Một trong những điều bạn cần cực kỳ chú tâm và lựa chọn thật cẩn thận chính là xác định được vị trí kinh doanh. Chỉ cần chọn sai mặt bằng mở quán, bạn không những không tiếp cận được khách hàng mục tiêu mà còn đánh mất đi lợi thế cạnh tranh. Do đó, khi xác định địa điểm kinh doanh bạn cần xem xét dựa trên các yếu tố như mật độ lưu thông; có gần các khu dân cư, trường hợp, văn phòng, xí nghiệp hay không; khu vực có các tiện ích như trung tâm thương mại, công viên hay khu vui chơi giải trí; đó có phải là nơi được các khách hàng mục tiêu thường xuyên ghé đến và đường đi có thuận tiện không. Bên cạnh đó, cách mở quán trà sữa có vị trí phù hợp là không nằm sát các đường quốc lộ để tránh bụi và tiếng ồn, đảm bảo an ninh trật tự, tránh các hẻm nhỏ cũng như tuyệt đối không thuê ở các nơi gần kênh, rãnh, cống hay khu tập kết rác.
1.4. Lựa chọn phong cách quán
Tiếp đến, cách mở quán trà sữa hiệu quả là bạn cần xác định được phong cách cho quán. Bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hình quán nên bạn phải lựa chọn một phong cách riêng để tạo sự thống nhất cho quán. Những hình thức bạn có thể tham khảo như gọi món và tính tiền ngay tại quầy thanh toán, khách hàng gọi món tại bàn hay khách có thể thanh toán trước và tự pha chế. Bạn hãy xem xét đến mong muốn và sở thích của khách hàng mục tiêu để lựa chọn được phong cách phù hợp, cũng như quan sát thị trường nếu bạn muốn tạo được sự khác biệt cho quán trà sữa của mình.
1.5. Lên ý tưởng thiết kế
Không gian quán là yếu tố giúp bạn thu hút và tiếp cận khách hàng, do đó, trong những cách mở quán trà sữa không thể thiếu công đoạn lên ý tưởng thiết kế. Muốn quán tạo được ấn tượng với khách hàng, bạn hãy tạo những điểm nhấn và nét đặc trưng cho thiết kế của quán. Nếu bạn có thể tự sáng tạo nên lối trang trí riêng và không “đụng hàng” thì sẽ là lợi thế để bạn thu hút khách hàng đến quán. Còn nếu không đủ khả năng tạo nên một thiết kế hoàn toàn khác biệt, bạn chỉ nên lấy cảm hứng từ những phong cách được ưa chuộng và biến tấu theo một kiểu riêng.Nhưng tuyệt đối không sao chép y chang cách thiết kế của các quán đi trước. Việc này sẽ khiến khách hàng có cái nhìn không mấy thiện cảm và trở thành yếu tố ngăn cản họ đến với quán của bạn.
1.6. Hoàn thành thủ tục pháp lý
Trong số các cách mở quán trà sữa, một công đoạn mà bạn cần ưu tiên thực hiện và hoàn thành đó là các thủ tục pháp lý. Thông thường, các giấy tờ này thường bị khá nhiều chủ quán không chú ý, có thể do không biết đến hoặc e ngại tốn kém thời gian để hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu muốn hoạt động của quán suôn sẻ và trơn tru, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ gồm giấy đăng ký kinh doanh (với quán trà sữa không có vị trí cố định và cụ thể thì bạn thuộc diện được miễn loại giấy tờ này), giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy sử dụng tạm thời một phần vỉa hè (cần thiết nếu bạn tận dụng lề đường để trông, giữ xe), giấy đăng ký tác quyền (nhằm bảo hộ công thức pha chế và các thiết kế độc đáo của riêng bạn tránh bị sao chép) và giấy chứng nhận nhãn hiệu (nếu bạn có dự định mở chuỗi nhượng quyền).
1.7. Xác định mức vốn cần đầu tư
Trong những cách mở quán trà sữa, đây được xem là yếu tố chủ chốt giúp bạn biến những ý tưởng và dự định kinh doanh thành một mô hình thực tế. Để có thể xác định được chính xác số vốn bạn cần chuẩn bị, bạn cần xác định được quy mô quán nhỏ hay lớn, mặt bằng kinh doanh dự kiến cũng như tìm kiếm các đối tác thi công – sửa chữa để có báo giá, khi đó, bạn sẽ dễ dàng biết được con số chi tiết và cụ thể. Một lời khuyên là bạn nên có 2- 3 ý tưởng khác nhau, để sau khi tính toán, bạn sẽ quyết định được mô hình phù hợp với số vốn bạn có thể chuẩn bị. Bởi nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh, nên hạn chế vay vốn do bạn sẽ khó đưa ra kế hoạch thu – chi cân đối để có thể trả được khoản nợ vay.
1.8. Xây dựng thực đơn và định giá bán
Công đoạn chuẩn bị cuối cùng trong các cách mở quán trà sữa sẽ là việc bạn tạo ra thực đơn và chọn mức giá bán thích hợp. Muốn tạo ra menu tối ưu, bạn cần xác định được loại thức uống cũng như có những món trà sữa hoặc topping đi kèm chỉ của riêng quán. Thông thường, một menu lý tưởng là bạn có thể có 2 – 3 loại đồ uống như trà sữa, trà kem sữa và trà trái cây. Và với mỗi loại thức uống, bạn nên cung cấp cho khách hàng từ 5 – 7 hương vị khác nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là lời khuyên tham khảo, bạn hãy điều chỉnh sao cho phù hợp với quy mô quán cũng như năng lực phục vụ của nhân viên. Bởi nếu muốn cung cấp nhiều lựa chọn cho khách nhưng nhân viên lại không pha chế đủ nhanh, bạn sẽ khiến khách hàng có trải nghiệm không mấy tốt đẹp.
Để có công thức độc đáo, bạn nên tham gia các lớp pha chế nhằm có kiến thức nền tảng cơ bản, từ đó, bạn có sự sáng tạo mới lạ vừa ngon miệng vừa đảm bảo các thành phần không “kỵ” nhau, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Ngoài ra, bạn nên chấp nhận tốn chi phí và công sức, phải kiên trì thử nghiệm bởi không ai có thể tạo ra một món đồ uống “làm nên tên tuổi” của quán chỉ với một lần thử. Hãy làm và thử nghiệm liên tục cho đến khi ra được món trà sữa ưng ý, đừng chán nản hay bỏ cuộc sớm bởi nếu bạn thành công, đây sẽ là “vũ khí” để bạn đánh bại các đối thủ.
2. Quy trình vận hành
Đừng chủ quan cho rằng khi quán đã chính thức đi vào quá trình vận hành và hoạt động là bạn xem như thành công. Thực ra, bạn vẫn cần phải chú ý suốt giai đoạn vận hành. Do đó, lời khuyên về cách mở quán trà sữa giúp bạn quản trị tốt quán với các công đoạn cần thiết được chia sẻ sau đây:
2.1. Tuyển dụng và đào tạo
Có thể nói suốt quá trình vận hành quán, việc tuyển dụng và đào tạo là nhiệm vụ bạn phải đảm nhiệm liên tục, một phần đến từ tình trạng hầu hết các nhân viên chọn làm việc tại quán trà sữa đa phần là sinh viên hoặc nhân viên thời vụ, một phần sẽ có những nhân sự vi phạm các quy định mà bạn buộc phải cho họ nghỉ việc. Vì thế, điều bạn cần lưu tâm là hãy luôn có kế hoạch tuyển dụng phù hợp. Bởi nó sẽ giúp bạn tránh tình huống thiếu hụt nhân sự nếu chẳng may có vấn đề xảy ra. Thông thường, bạn hãy đề nghị nhân viên báo trước thời gian nghỉ việc, để bạn kịp thời tuyển dụng nhân viên mới.
Bên cạnh đó, để tạo nên chất lượng phục vụ chuyên nghiệp và đồng nhất, bạn cũng xây dựng những chương trình đào tạo chuẩn để đảm bảo mọi nhân viên đều mang đến cho khách hàng các trải nghiệm tuyệt vời nhất. Đồng thời, đây cũng là cách mở quán trà sữa để bạn giữ chân nhân viên, bởi việc được hướng dẫn các kỹ năng sẽ là phúc lợi dành riêng khi họ làm việc ở quán, điều mà nếu nhân viên tự đi học sẽ tốn khá nhiều chi phí.
2.2. Chăm sóc khách hàng
Trong những cách mở quán trà sữa đảm bảo quán hoạt động hiệu quả, bạn phải cực kỳ quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng. Bởi chỉ cần bạn mắc sai sót mà không có cách xử lý linh hoạt và khôn khéo, việc quán của bạn phải nhận những phản hồi kém trên những phương tiện có sức lan rộng mạnh mẽ như mạng xã hội là lẽ dĩ nhiên. Vì thế, bạn cần luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng để đảm bảo bạn kịp thời điều chỉnh nhằm làm hài lòng khách hàng và mang đến trải nghiệm tốt nhất.
Bên cạnh đó, một lời khuyên là nếu nhận phải bất kỳ phản hồi tiêu cực nào, bạn hãy luôn nhận lỗi về quán đầu tiên, đây là cách giúp bạn xoa dịu cảm xúc của khách hàng, sau đó, hãy nói lời cảm ơn vì khách đã thông báo sớm với bạn điều này. Và cuối cùng, bạn nên gửi đến khách phiếu giảm giá hay một món quà như một lời xin lỗi về trải nghiệm tệ mà khách phải trải qua. Đối với cách mở quán trà sữa gây ấn tượng, bạn hãy tránh tình trạng tranh cãi với khách, nếu trường hợp xuất phát từ phía khách hàng, bạn hãy đăng các thông báo đính chính lại sự việc một cách khách quan, tuyệt đối không đổ thừa cho khách.
2.3. Thực hiện chiến lược tiếp thị
Khi nhắc đến cách mở quán trà sữa hiệu quả, không thể thiếu bước quảng cáo. Đây là công cụ giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ nên đừng bỏ qua công đoạn này. Bên cạnh việc bạn có thể áp dụng các cách thức truyền thống như tặng phiếu khuyến mãi, sử dụng băng rôn, poster hay cho khách dùng thử trà sữa. Bạn hãy tận dụng hình thức trực tuyến, bởi đa số khách hàng của quán trà sữa là giới trẻ – những người vốn thông thạo và quen thuộc với công nghệ.
Đối với cách mở quán trà sữa giúp quảng cáo thu hút, bạn có thể xây dựng trang fanpage trên cách kênh xã hội như Facebook, Zalo, Instagram với những hình ảnh bắt mắt và ấn tượng, hoặc sáng tạo những đoạn video ngắn để đăng tải trên TikTok – kênh truyền thông đang được đông đảo người trẻ sử dụng. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo nên những chương trình kết hợp với công nghệ cho công đoạn tiếp thị bao gồm sử dụng voucher giảm giá điện tử, check-in được tặng quà, những trò chơi trên mạng xã hội hay sử dụng thanh toán qua ví điện tử để được khuyến mãi.
Một cách mở quán trà sữa để tăng độ nhận diện thương hiệu nữa là bạn nên tạo ra những sản phẩm liên quan tên tuổi thật sự độc đáo như logo, túi vải, ly giữ nhiệt, áo, ống hút… Bạn có thể sử dụng những vật phẩm này hoặc mở bán với giá ưu đãi khi khách mua kèm với thức uống. Đây là cách mà bạn có thể tận dụng khách hàng, biến họ thành đại sứ thương hiệu để quảng bá cho quán của bạn.
Có thể thấy, có rất nhiều bước trong cách mở quán trà sữa hiệu quả và thành công, vì thế, bạn hãy thực sự đầu tư thời gian, công sức cũng như dành tâm huyết để có thể hoàn thành được tốt nhất. Mỗi người sẽ có cho mình bí quyết kinh doanh riêng biệt, tuy nhiên, bạn nên dựa trên những hướng dẫn phía trên. Tin chắc rằng, đây là những gợi ý cực hữu ích giúp bạn sớm sở hữu được quán trà sữa đạt kết quả như mong đợi ban đầu của bạn.
Nguồn FnB Việt Nam