9 Cách chống thấm tường hiệu quả nhất & xử lý triệt để 100%
Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm và mưa nhiều. Đặc biệt là miền Nam nước ta đã vào mùa mưa như hiện nay. Thì việc khiến nhiều gia đình đau đầu nhất có lẽ là vấn đề thấm dột. Dù cho nhà mới xây hay nhà đã được sử dụng lâu năm thì có lẽ đều gặp phải tình trạng thấm dột từ tường nhà. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột tường nhà. Dù cho là nguyên nhân nào thì bạn cũng nên tìm cách chống thấm tường nhanh chóng. Để tránh tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt lẫn các vật dụng nội thất bên trong
Vậy cách chống thấm tường ra sao? Dưới đây TPNY chúng tôi sẽ hướng dẫn 9 cách chống thấm tường triệt để, mang đến hiệu quả cao nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách áp dụng vào nhà mình khi cần thiết nhé
Tham khảo 9 cách chống thấm tường triệt để, hiệu quả cao nhất
Cách thứ nhất là cách chống thấm tường đã được sử dụng lâu năm
Chuẩn bị bề mặt
Trước khi tiến hành chống thấm tường cũ bạn hãy vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường. Loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn, rong rêu, lớp bả, sơn cũ trên tường. Đảm bảo tường sạch và khô thoáng trước khi thi công
Cách chống thấm tường nhà như sau:
- Nếu bề mặt tường có những vết nứt thì bạn hãy xử lý chúng bằng cách đục 1 rãnh rộng 3cm xung quanh vị trí nứt
- Sử dụng các loại keo chuyên dụng để trám các vết rãnh vừa đục
- Với tường cũ bạn có thể sử dụng vật liệu chống thấm Kova, Sika để xử lý. Quét lên tường 2 lớp vật liệu chống thấm để mang đến hiệu quả cao nhất
Cách thứ 2 là cách chống thấm tường mới xây
- Tường nhà mới xây thì quy trình chống thấm sẽ dễ dàng hơn vì không cần phải vệ sinh kỹ. Trước khi chống thấm bạn hãy xử lý tường sao cho thật phẳng. Độ ẩm của tường cần phải đạt 16% thì mới có thể thi công chống thấm
- Tường mới bạn có thể sử dụng các loại sơn chống thấm để chống thấm cho tường
- Quét lên tường từ 2 – 3 lớp sơn tùy vào điều kiện của tường để mang đến hiệu quả cao nhất
Cách thứ 3 là cách chống thấm tường liền kề
Giữa 2 nhà thường có 1 khoảng cách nhỏ. Khi vị trí tường liền kề bị thấm dột thì việc chống thấm sẽ vô cùng khó khăn. Ở vị trí này bạn có thể lựa chọn 2 cách chống thấm đó là sử dụng tấm tôn mới chèn vào khe hở. Hoặc dùng keo chống thấm chuyên dụng để xử lý
- Đối với các khe hở lớn: Bạn hãy đặt tấm tôn mới lên vị trí khe hở để ngăn cản nước thấm vào tường. Dùng đinh vít để cố định tôn lại. Sau đó phủ lên tấm tôn lớp sơn chống rỉ sét để kéo dài tuổi thọ, sử dụng được lâu bền hơn
- Đối với các khe hở nhỏ: Khe hở nhỏ bạn có thể xử lý dễ dàng hơn. Bạn hãy bơm keo chống thấm vào khe hở để trám kín các khe hở lại
Cách thứ 4 là cách chống thấm ngược tường nhà
- Trong trường hợp ở vị trí khe tiếp giáp của 2 nhà không thể xử lý chống thấm. Thì bạn có thể áp dụng phương pháp chống thấm ngược
- Đối với những ngôi nhà mới khi xây gạch xong chưa trát tường bạn hãy chống thấm ngược luôn từ đó
- Với nhà cũ thì cần phải đục bỏ tường bên trong. Tiếp đến là xử lý các vết nứt rồi chống thấm ngược. Sau đó thì trát lại tường
Cách chống thấm ngược tường như sau:
- Trước tiên bạn hãy dùng Sika latex/Sika Latex TH để làm chất kết nối
- Phun 2 lớp Water Seal DPC lên bề mặt tường. Mỗi lớp cần cách nhau từ 4 – 5 giờ
- Bạn nên đợi trong 2 – 3 ngày để bề mặt tường khô hoàn toàn. Sau đó thì kiểm tra lại tường
- Trát vữa hoàn thiện tường và sơn phủ màu để tăng giá trị thẩm mỹ hơn
Cách thứ 5 là cách chống thấm chân tường
Nước bị thấm từ chân tường thường là do nước mưa thấm ngược từ ngoài vào. Hay cũng có thể là do nước thấm ở dưới sàn lên trên, hệ thống nước trong nhà bị rò rỉ. Với chân tường bạn có thể bơm foam ngược hoặc dùng Kova để chống thấm
- Bơm foam ngược chống thấm chân tường: Sử dụng máy khoan và khoan vào chân tường 10mm. Tiếp theo thì bạn hãy bơm foam vào lỗ vừa khoan được. Nếu chân tường đã bị bong tróc thì bạn cần làm sạch hết lớp vữa thừa, bong tróc đi. Bơm foam vào vị trí đó rồi trát lại chân tường
- Chống thấm chân tường bằng Kova: Trước tiên bạn cũng cần làm sạch bề mặt chân tường. Trộn sơn chống thấm Kova vào xi măng rồi quét lên chân tường cần chống thấm. Chờ cho chân tường vừa chống thấm khô thì sơn màu hoàn thiện
Cách thứ 6 là cách chống thấm tường nhà bị nứt
Chuẩn bị, xử lý bề mặt
- Trước tiên bạn hãy dùng máy chà hoặc giấy nhám chà lên bề mặt tường bị nứt. Điều này sẽ giúp làm sạch, phẳng bề mặt tường
- Ở các vị trí vết nứt bạn hãy đục rãnh rộng 3cm
- Dùng máy thổi cầm tay để làm sạch bụi trên tường
Cách chống thấm tường nhà bị nứt
- Bạn hãy trộn vật liệu chống thấm kova vào xi măng và nước theo tỷ lệ 2:1:2
- Quét hỗn hợp vừa trộn lên tường theo chiều dọc
- Khi bề mặt tường khô thì lăn tiếp lớp thứ 2 lên theo cả chiều dọc và chiều ngang
Cách thứ 7 là cách chống thấm cho tường bên trong nhà
Bạn có thể sử dụng Sikatop seal 107 để chống thấm cho tường trong nhà
Chuẩn bị bề mặt
– Cũng giống với các cách chống thấm tường ở trên. Trước khi chống thấm bạn cần phải vệ sinh sạch bề mặt. Phun nước sạch lên tường để tạo độ ẩm hợp lý cho tường. Không nên phun quá nhiều nước vì sẽ làm đọng nước lại
Cách chống thấm tường trong nhà
- Bạn hãy trộn Sikatop seal 107 như sau: Đổ thành phần A vào thành phần B với tỷ lệ 1:4. Dùng khoan trộn điện để trộn đều hỗn hợp lên
- Sử dụng bay trét hoặc chổi quét sơn để quét lên tường lớp chống thấm thứ nhất theo mật độ 2kg/m2/lớp
- Bạn có thể thi công thêm lớp thứ 2 và 3 theo mật độ như lớp thứ 1 tùy điều kiện của tường. Tuy nhiên khoảng cách giữa mỗi lớp yêu cầu tối thiểu phải là 3 giờ. Đảm bảo lớp trước khô rồi mới thi công lớp kế tiếp
- Cuối cùng thì dùng bay trát để hoàn thiện tường và sử dụng xốp để làm đẹp bề mặt hơn
Cách thứ 8 là cách chống thấm tường bên ngoài
Xử lý bề mặt trước khi thi công chống thấm
- Loại bỏ hết bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất, rong rêu trên tường. Tạo cho bề mặt tường độ bám dính tốt nhất với lớp chống thấm
- Làm phẳng bề mặt tường. Nếu trên tường có những vị trí bị rỗ thì hãy bả, vá lại các vị trí đó
- Với những vết nứt lớn bạn hãy xử lý bằng vữa và phụ gia chống thấm
- Tạo độ ẩm cho tường bằng cách phun nước sạch lên bề mặt. Bề mặt tường phải đảm bảo độ ẩm dưới 16%
Cách chống thấm tường bên ngoài
– Đối với tường ngoài bạn có thể sử dụng các loại sơn chống thấm ngoại thất, tôn chống thấm. Các công trình thường hay lựa chọn chống thấm bằng sơn chống thấm hơn. Vì nó giúp công trình tăng giá trị thẩm mỹ. Quy trình thi công sơn chống thấm cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng chổi quét, con lăn và lăn lên bề mặt tường từ 2 – 3 lớp là xong
Cách thứ 9 là cách chống thấm tường trần nhà
Tường trần nhà cũng là một vị trí dễ thấm dột, từ đó làm nước thấm dột xuống tường. Nguyên nhân làm tường trần nhà bị thấm có thể là do đường ống thoát nước bị rò rỉ, hư hỏng. Hay sàn nhà vệ sinh hay sân thượng xuống cấp gây thấm
Trước tiên bạn cần xác định được nguyên nhân gây thấm tường trần do đâu. Nếu do đường ống nước rò rỉ, vỡ thì hãy kiểm tra đầu nối lại ống hoặc thay mới
Nếu là do lớp sàn quá trình chống thấm chưa tốt thì cách chống thấm tường trần nhà như sau:
- Làm sạch trần nhà
- Những vị trí bị hở trên bề mặt cần được trám lại bằng hỗn hợp cát, xi măng và chất chống thấm
- Tiếp theo bạn hãy quét sơn chống thấm hoặc vật liệu chống thấm chuyên dụng lên bề mặt. Có thể thi công 2 – 3 lớp để mang đến hiệu quả cao nhất
- Gia cố lại hệ thống thoát nước
Trên đây dịch vụ chống thấm TPNY chúng tôi đã chia sẻ về 9 cách chống thấm tường triệt để, hiệu quả cao. Các bạn hãy tham khảo để khi cần có thể áp dụng thành công vào công trình của mình nhé.
=> Chúc các bạn thành công!
Thông tin liên hệ TPNY:
- Hotline: 0825.281.514
- Zalo: 0907588586
- Email: tpny.vn@gmail.com
- Địa chỉ: 175/1 Cống Lỡ, Phường 15, Tân Bình, Hồ Chí Minh Website:
- https://tpny.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/congtytpny
Trân trọng cảm ơn Link Nguyên faceseo